Khi Moody's nhắc nhở chính sách nới lỏng tiền tệ của VN Đó là rất trùng hợp là trong hành động mới đây cơ quan đánh giá tín nhiệm nổi ti...
Khi Moody's nhắc nhở chính sách nới lỏng tiền tệ của VN
Đó là rất trùng hợp là trong hành động mới đây cơ quan đánh giá tín nhiệm nổi tiếng của Mỹ này là Moody's, thường hay gieo rắc nỗi sợ hãi cho chính phủ VN, cũng như thị trường chứng khoán. Đó là Moody's khuyến cáo chính sách nới lỏng tiền tệ quá trớn, như việc tăng trưởng tín dụng nóng để bơm bóng GDP và thị trường chứng khoán như kiểu bắt chước các thủ thuật nới lỏng tiền tệ QE.
Đó là tôi nhắc lại hiện nay chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này rất nghiện món ăn ưa thích là làm gia tăng con số tăng trưởng GDP cao bằng nhiều thủ thuật tài chính nhiều tiềm ẩn rủi ro. Như họ đang sử dụng công cụ chính sách nới lỏng tiền tệ. Thủ thuật chính sách tiền tệ mở rộng đi ngược thế giới này đó là hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV), còn gọi là Ngân hàng trung ương, họ đang tiếp tục sử dụng các công cụ tài chính dễ dãi của nó như việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất thế giới trên 2 con số để kích thích nền kinh tế nhằm bơm bóng GDP tăng thật cao để họ nghĩ rằng làm như thế sẽ hạ được tỷ lệ nợ nần theo phần trăn của GDP giảm xuống, nó như thủ thuật làm kinh tế tư duy thời vụ là họ cứ nghĩ là làm như thế sẽ giảm được tỷ lệ nơ trên GDP xa rời “trần nợ công” để tiếp tục đi vay hay in tiền ra chi tiêu.
Tức là họ đang đánh đu với việc làm tăng cung tiền (nhưng không nói họ làm chuyện đó), họ đang cố dùng thủ thuật hạ thấp lãi suất và làm tăng tổng cầu. Đó là họ cứ nghĩ rằng làm như thế để dễ thúc đẩy tăng trưởng GDP cao lên.
Hãy nhớ rằng những biện pháp thủ thuật tài chính ngầm này nó sẽ tích lũy là về dài nó sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền VND, tức là nó sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái đồng bạc VND.
Tại VN, quyết định về chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng thủ thuật tài chính tinh vi này nó trẻ là trò trẻ con là không thể qua nổi con mắt của tôi, đó là VN họ hay lý luận giả tạo như việc họ hay nói “lãi suất liên ngân hàng, trái phiếu Chính phủ giảm mạnh”, tức là ta hiểu gọn lại là họ hay nói lợi suất trái phiếu chính phủ xuống thấp do nhu cầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ tăng cao. Thực tế trái phiếu phát hành trong nước của chính phủ VN là họ tự định giá lấy thông qua các cơ sở ngân hàng tay chân quốc doanh thôi. Việc định giá lợi suất trái phiếu đồng nội tệ thấp để âm mưu tiếp tục đi vay hau in bạc ra dùng thì nó trùng hợp vào những năm 2007-2008 khi VN lâm khủng hoảng kinh tế.
Đó là chế độ cầm quyền thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiểu sai lầm khi thấy Nhật, Mỹ, Anh quốc, khu vực đồng EUR, thậm chí là TQ sau này, đó là họ thông qua ngân hàng trung ương như FED, ECB, BoJ, BoE,…dùng thủ thuật chính sách “Nới lỏng định lượng”, hay “Quantitative Easing”, gọi tắt là QE, và VN bắt chước học theo, rốt cục năng lực thì có hạn mà học theo tiêu chuẩn tài chính Âu châu, Mỹ, Nhật thì đẩy cả nền kinh tế suýt rơi xuống vực thẳm, bạn đọc xem video minh họa giải thích ở đây: https://www.cnbc.com/id/43268061
Chính sách QE này mặc dầu làm tăng nguồn cung tiền, nhưng thực tế nó không phải là in tiền tung ra thị trường như đơn vị tiền đồng VN gọi là VND, mà State Bank of Vietnam họ chỉ biết in tiền ra chứ không nghĩ đến chuyện thu hồi tiền về khiến đơn vị tiền tệ VND bị sụt giá theo đúng giá trị của cải nền kinh tế nó tạo ra.
Trước đây, thực tế ngân hàng trung ương Nhật Bản, là BoJ họ mới là người đầu tiên sử dụng QE, đó là từ năm 2001 đến năm 2006, sau đó nó thất bại, tuy nhiên FED nghiên cứu và ăn trộm công trình QE của Nhật và đem ra áp dụng và lại thành công lớn chứ nó không do thầy trò của giáo sư kinh tế học Ben Bernanke của FED sang chế ra. Biện pháp QE này nó được khởi động lại vào năm 2012, khi Shinzo Abe lên làm thủ tướng chính phủ của chính quyền Nhật.
Hiện nay những nước đang còn kẹt lại trong chính sách áp dụng QE này thì có BoJ của Nhật, ECB, cũng như cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, hay People's Bank of China (PBOC) là đang bị kẹt.
Tuy nhiên họ cũng đang dần dần thoát ra và thu hồi lại tiền, qua việc bán ra các trái phiếu, chứng phiếu (như hình thức tài sản thế chấp của ngân hàng hay doanh nghiệp) để thu hồi bớt tiền về nhà.
Chẳng hạn như ECB đã thông qua QE vào tháng 1/2015, đó là họ mua 60 tỷ EUR trái phiếu (niêm yết bằng đồng EUR) nhằm, hạ thấp giá trị đồng EUR và tăng xuất khẩu nhờ tiền rẻ, để giảm giá hàng hóa xuất khẩu, rồi sau đó ra tăng thêm việc thu mua tài sản lên 80 tỷ EUR / tháng, vào tháng 12/2016 thì ECB giảm dần thu mua tài sản còn 60 tỷ EUR vù đồng EUR giảm giá quá đà mất kiểm soát khiến ECB hết còn dám nghĩ tới xuất khẩu nhờ tiền rẻ nữa. Tuy nhiên hiện nay ECB đang giữ tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0%, tức là lãi suất quan trọng nhất đang lưu hành trên bản tin thị trường tài chính quốc tế. Và ECB giảm thu mua tài sản xuống chỉ còn 30 tỷ EUR và hứa hẹn sẽ sớm kết thúc nhanh.
Ta chú ý là ECB còn có hai nghiệp vụ lãi suất nữa, đó là hiện nay lãi suất tiền gửi bằng đồng EUR do ECB quy định ap dụng ở mức âm tiêu cực -0,4%, lãi suất cho vay là +0,25%.
Đối với hồ sơ của FED thông qua gói QE đầu tiên thì năm 2008 - FED mua chứng khoán của các ngân hàng thành viên và trả ra bạc mặt là đồng $ để tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường vốn, ta hiểu nôm na các gói QE, hay nới lỏng định lượng, nó chỉ có tác dụng như "in tiền". Biện pháp QE này chủ yếu áp dụng cho những nước có lãi suất rơi xuống số 0%, hay âm, và người ta không muốn hạ lại suất thấp sâu hơn nữa, và nó chỉ áp dụng cho những nước có chi phí lợi suất trái phiếu xuống quá thấp là đủ an toàn.
Trở lại hồ sơ VN, thì ta không quên là trước đây Chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, thì rất trùng hợp là Moody's nâng hạng VN trong tháng 3/2017 ở mức Ba3, tích cực, đồng thời họ cũng khuyến cáo chính phủ VN về việc thận trọng nới lỏng chính sách tiền tệ, và quả nhiên sang năm 2008 thì VN sụp đổ kinh tế lẫn tìa chính chứng khoán, đó là phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008-chỉ số VN-Index nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm. Khi đó tỷ lệ lạm phát của VN bốc lên mây đạt mức cao nhất mọi thời gian gần nhất của nó khi vọt 28,24% trong tháng 08/2008, mức trung bình cả năm của nó mấp mé gần 20% vào năm 2008. Sau đó Moody's, Fitch, Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của VN kéo dài tới tháng 8/2011 họ mới buông tha.
Hiện nay cũng thế là y như vào những năm 2007-2008, khi cơ quan Moody's này đưa ra khuyến cáo kiểu “vừa đấm vừa xoa”. Nhưng rất đáng ngại cho VN là sau đó mọi thứ đổ vỡ cho VN, vì cái cơ quan Moody's họ khuyến cáo như vậy thì tác dụng của nó rất rộng trên thị trường tài chính quốc tế cũng như giới đầu tư quốc tế chú ý theo dõi, đó là rất bất lợi cho VN, dù rằng các dự báo quá khứ hiện nay nó ít tác dụng cho dự báo tương lai, nhưng nó vẫn còn hữu ích và tác dụng chứ chưa sai hoàn toàn.
Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán vào lúc 03:35
Không có nhận xét nào