Về Hổ Trướng Khu Cơ - Phép đóng cọc lòng sông Càng đọc, mình càng thấy nếu đây đúng là kế cụ Đào Duy Từ, thì xin cho mình được phê bìn...
Về Hổ Trướng Khu Cơ - Phép đóng cọc lòng sông
Càng đọc, mình càng thấy nếu đây đúng là kế cụ Đào Duy Từ, thì xin cho mình được phê bình, cụ chỉ mỗi được cái linh tinh, chứ quân sư kiểu này, giết binh hại tướng, thật nửa nạc nửa mỡ, thà đừng viết sách là hơn.
****
Phép đóng cọc lòng sông
Kiêm-trai xét: Đời chúa Nguyễn dùng cách này của Lộc-khê bắt được quân của tướng Trịnh là Gia quận công.
Cơ giữ nước tất lấy sông lớn làm hiểm. Song có sông lớn mà không chuẩn bị thì giữ thế nào? Cho nên đóng cọc lòng sông để ngăn bắt thuyền giặc, công hiệu gấp mười xích sắt chắn sông.
Nên sai ba quân chuẩn bị cột gỗ độ 200 cái cũng được, đem đến cửa sông cắm xuống nước, xa gần so le, dài ngắn không đều, hình như răng chó cài nhau, để ngầm dưới mặt nước không cho lộ thấy. Thuyền giặc tiến đến thì tất bị cọc gỗ ngăn trở, dù thuyền nhẹ buồm gió tốt, ra sức mà chèo, cũng không đi được một bước.
****
Khi bạn đọc về phép đóng cọc lòng sông xưa, ví dụ như trận Bạch Đằng năm 938 ngoài Bắc, bạn sẽ nhận thấy:
. Khi lập trận đóng cọc, người tướng nào cũng cần biết về thủy triều lên xuống khi nào để mà dụ địch vào cả. Bạn có đóng cọc mà lựa lúc thủy triều xuống tự chèo ra đánh giặc, thì bạn có mà bị mắc bẫy của bạn thì có. Nên trận đóng cọc, cần nhắc đến việc tính toán thủy triều trước tiên, mà trong quyển sách, có nhắc gì đâu bạn nhỉ ?
. Khi dùng cọc gỗ, thường cọc gắn thêm đầu sắt nhọn vào thì đâm mới sâu, chứ cọc gỗ mà đụng đáy thuyền lớn và dầy, đầu cọc gỗ sẽ bị tét hoặc nứt ra rất dễ.
. Khi lập trận, thì thế trận phải vô sâu trong đất liền chứ không là lập ở cửa sông, vì nước càng vô sâu trong đất liền, thủy triều càng mạnh vì nước rút càng nhiều, và nhất là khi quân địch muốn quay thuyền ra, cũng không đi được, chứ làm gì mà đóng cọc ở cửa sông nhỉ ? Địch quay đầu hay tương trợ nhau ở cửa sông coi bộ hơi dễ đúng không bạn ?
. Và nhất là, khi một vị tướng đánh trận thủy dùng thế trận đóng cọc này, vị tướng ấy phải dụ giặc bằng cách dùng thuyền nhẹ ra đánh, giả vờ thua rồi chạy, chứ có đâu mà chỉ đứng ở đầu bên kia hò hét để giặc tự vào bẫy ?
. Và chắc chắn tướng đánh thủy trận, ai cũng biết sự mai phục này cả, nên khi đánh, họ cũng chắc có coi thủy triều. Kế này chỉ có thể dùng cho tướng đánh bộ hoặc tự kiêu mà thôi. Nên bạn dùng kế này, mà tướng địch cẩn thận, họ cho dò trước, rồi đợi nước lên, giong thuyền vô, đánh trận sống mái, không cho quân của họ có đường trở về, chỉ có đường tiến tớI trước, thì không chừng, 1 quân giặc bằng 100 quân ta, nên thành ra kế này là kế vụng đó bạn.
Nên càng đọc, càng thấy người viết thế trận này chỉ là một gã hủ nho, viết lung tung vào trong binh pháp.
Mà nếu cụ Đào Duy Từ đúng là chỉ nghĩ có vậy, thì thật buồn cho một vị được cho là anh hùng dân tộc nước ta.
Và nếu đúng là các chúa Nguyễn có một vị quân sư như vậy, họ giữ được miền Nam hơn trăm năm là một điều chó ngáp phải ruồi bạn ạ.
Mà nếu ta đọc lại sử, các chúa Nguyễn đầu óc rất thực tế, và về võ binh thì hơi ngầu đó. Nên có quân sư như vậy là tồi.
Nên không chừng quyển này do tay hủ nho này đó viết, rồi gắn bậy lên cho cụ Đào Duy Từ, rồi ngày nay cả dòng họ cụ qua mạng Đào Duy Từ, khen đáo để, mà không hiểu họ đã đọc thật kỹ chưa ?
Mời bạn.
Brian
cc: Trần Thị Kim Trang
Không có nhận xét nào