Về từ nguyên CochinChina Hay là việc ta cần xem lại bài viết danh tính nước Việt qua tấm bản đồ hàng hải xưa của tác giả Trần Gia Ninh (TGN)...
Về từ nguyên CochinChina
Hay là việc ta cần xem lại bài viết danh tính nước Việt qua tấm bản đồ hàng hải xưa của tác giả Trần Gia Ninh (TGN).
Mà bạn có thể đọc bài viết của tác giả TGN tại đây >> http://nghiencuuquocte.org/2018/02/12/tu-mot-ban-hang-hai-co-luan-ban-ve-danh-tinh-nuoc-viet/.
Nếu bạn đọc thật kỹ, bạn thấy khó hiểu ở một điều. Đó là, một bài viết về bức bản đồ xưa, và tác giả khẳng định có các tên Cambodia / Champa / Cauchy China nào đó trên bản đồ, nhưng ông lại không cho độc giả xem phiên bản lớn của bản đồ, để độc giả khẳng định ông đã viết đúng hay không, là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, đúng không bạn ?
Có thật là trên bức bản đồ ấy, các tên địa danh được viết chính xác như tác giả nêu ra không, hay là do ông tự dịch ra ? Có đúng là có tên địa danh Cambodia hay là Camboia ? Là Champa hay là Campaa ? Là Cauchy China hay là Gavchy China ? Ngoài ra, độc giả còn phải hiểu, tấm bản đồ ấy đã được viết bằng ngôn nữa nào, ví dụ tiếng Bồ Đào Nha hay không ? Nên khi đọc bài viết này, độc giả hoàn toàn mù tịt về thông tin cần thiết về bức bức bản đồ mà tác giả TGN bàn, và vì vậy, độc giả (như mình chẳng hạn), rất đắn đo chả biết có nên tin vào những gì tác giả đã phân tích trong bài viết hay không ?
Không hiểu có phải tác giả TGN nhận định rằng bức bản đồ này quý, ông muốn để dành viết sách của ông, không muốn cho người khác có nó trong tay, nên ông không muốn cho độc giả xem bức lớn chăng ?
Nhưng mình chịu khó đi tìm, cũng chẳng khó gì, và thấy bức bản đồ lớn ở đây >> https://www.raremaps.com/gallery/detail/53628/indiae-orientalis-insularumque-adiacientium-typus-ortelius.
Vậy khi bạn xem bản đồ lớn, bạn thấy có các điểm sau đây mà tác giả TGN đã bỏ quên:
1. Bản đồ này viết dựa vào tiếng Latin bạn nhé, tức bạn đọc phần chú thích đoạn này "This example is from the 1584 Latin edition of Ortelius's atlas.". Nên các địa danh trong ấy, không chắc là 100% tiếng Bồ Đào Nha.
2. Hai quốc gia Campuchia và Champa được viết là Camboia và Campa, chứ chưa bao giờ là Cambodia hoặc Champa như tác giả TGN nêu lên cả.
3. Tên quốc gia nước ta trong bản đồ được viết là Cachv China, chứ chưa hề là Cauchy China.
4. Đáng xem nhất, là bạn xem bên trái phần Ấn Độ, có viết luôn tên địa danh Cochin (mình đánh dấu cho bạn thấy). Vậy tấm bản đồ này, nếu có, là nó chứng minh thời ấy, có tên Cochin chỉ phần đất Ấn Độ, và Cauchy China chỉ phần đất Việt ta. Mà Cochin và Cauchy thì làm sao mà lẫn lộn được với nhau, để mà người ta cần thêm vào Cauchy + China bạn nhỉ ?
5. Và đáng tiền hơn, bạn thấy ngay bên dưới địa danh Cachv China, có địa điểm Cachu China. Bạn đoán ra Cachu China chưa? Theo mình, chắc đó là Kẻ Chợ China đúng không bạn ? Mà Kẻ Chợ chính là Hà Nội xưa đấy.
6. Nên nếu bạn gộp các địa danh Cachv China và Cachu China (lẫn ở trên phần đất nay là Nội Mông / Mông Cổ, còn có Mangi que et Cin nữa đó bạn), thì bạn thấy rõ ràng, từ China này trong Cachv China hoặc Cachu China hoặc Cin, đều chưa bao giờ là được thêm vào để phân biệt với một xứ nào bên Ấn Độ hay Châu Âu gì cả. Nếu có, từ China này chỉ cho những gì thuộc "Chinese", "Chinese -esque" hoặc trong vòng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
7. Và nếu bạn chịu khó đọc kỹ hơn nữa, thì chữ China vốn được người Tây phương dùng theo từ nguyên Ba Tư "The English name for China itself is derived from Middle Persian (Chīnī چین)" >> https://en.wikipedia.org/wiki/Names_of_China#Chin,_China, tức có thể là "Tần". Vậy Cauchy + China có thể là Giao Chỉ Tần, tức chỉ cho một một địa danh Trung Hoa gọi là Giao Chỉ, để phân biệt với China tức là nước Trung Hoa / Trung Quốc / Tần ở bên trên, đúng không bạn ? Còn Cachu China, là Kẻ Chợ Tần, tức là một địa danh Trung Hoa tên Kẻ Chợ, và Mangi de et Cin chắc là gì đó liên quan đến Trung Hoa / Tần. Điều này rất dễ hiểu đúng không bạn ? Cũng như thời nay bên Mỹ có Rose Garden - Chinese Restaurant, hay Pho 54 - Vietnamese Restaurant vậy.
8. Và theo bức bản đồ này, thì nước ta có tên là Cachv China (rất có thể là Cauchy China), và xứ bên kia là Cochin, thì làm gì mà Cauchy lại phát âm giống Cochin bạn nhỉ ? Còn Cachu China thì sao ? Rồi Mangi que et Cin nữa ? Các học giả sẽ giải thích ra sao ?
9. Bạn để ý là Kochi là từ địa phương xứ Ấn, nhưng trên bản đồ xưa, họ toàn vẽ với tên là Cochin bạn nhé, nên Cochin và Cauchy hoàn toàn đọc khác nhau.
10. Và đáng ngờ hơn, là ngay trên bức bản đồ này, có 2 địa danh chỉ cho hai vùng rất lớn, là Cambaia bên Ấn Độ, và Camboia bên Campuchia, chỉ khác nhau có một chữ A và O. Thế tại sao người ta lại không viết thêm gì để phân biệt Camboia từ Cambaia bạn nhỉ ? Tại sao bạn nghĩ Camboia và Cambaia lớn vậy người ta không phân biệt, nhưng Cochin và Cauchy hoàn toàn khác nhau xa về cách đọc lẫn cách viết, mà người ta cần phân biệt ?
Vậy:
Bạn có bao giờ nghĩ CochinChina vốn là địa danh chỉ cho Giao Chỉ Tần không ? Cụm từ Giao Chỉ Tần này chưa bao giờ có ý nghĩa khinh miệt cả, mà nó có thể hiểu là một địa danh Trung Hoa tên Giao Chỉ . Cũng như Cachu China rất có thể là chỉ cho một địa danh Trung Hoa tên Kẻ Chợ.
Nên có thể từ nguyên Tây phương (Bồ Đào Nha) đã gọi nước ta khi ấy là Cauchy China, để chỉ cho một vương quốc Giao Chỉ nằm trong quỹ đạo Tần / Trung Hoa, cũng như họ viết Mangi de et Cin bên trên vậy. Rồi sau này, mới đổi dần dần thành CochinChina như ngày nay do sự biến đổi lịch sử, ngôn ngữ, v.v.
Và sẵn đây, mình viết luôn, là thuyết Cochin từ Cổ Chiên tức sông Mekong ở miền Nam, của tác giả Lý Đăng Thạnh, trong Lịch sử Việt Nam, Tập 4: “Nước Việt thời Trịnh – Nguyễn phân tranh” (1994)", được thầy Trần Đức Anh Sơn dẫn lại, không đúng khi bạn xem lại bức bản đồ này lẫn các bản xưa hơn nữa. Vì bức này vẽ năm 1580, với cái tên Cauchy China, lại chỉ giới hạn ở miền Bắc nước ta, nên chắc không có chuyện các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, đi qua sông Mekong miền Nam, rồi lấy đặt luôn tên cho nước ta thời bấy giờ ở miền Bắc. Vì miền Nam khi đó còn thuộc Chân Lạp, và ở giữa còn có vương quốc Chàm nữa đó bạn, nên làm gì có chuyện nhà hàng hải Bồ Đào Nha nào đem tên sông ở Chân Lạp, vượt qua vương quốc Chàm, và đặt tên cho một xứ Bắc nước ta thời bấy giờ. Và dĩ nhiên, bạn có thể phản luận Cauchy không là Cochin. Vậy mời bạn xem luôn 1 tấm bản đồ khác vẽ những năm 1580 tại đây https://www.raremaps.com/gallery/detail/51889/il-disegno-della-seconda-parte-dell-asia-gastaldi. Bức này hơi quý và được nhiều người khác sau này dựa vào để vẽ lại bản đồ Đông Nam Á đó bạn. Bạn thấy đó, trong đó có tên là GavchinChina chỉ cho khu vực miền Bắc bạn nhé. Đủ để bạn tin rằng thuyết của tác giả Lý Đăng Thạnh là không đúng chưa ?
Và mình cũng đã đọc bài viết của thầy Trần Đức Anh Sơn https://anhsontranduc.wordpress.com/2016/03/05/noi-them-ve-ten-goi-cochinchinecochinchina/. Bài này chưa thể gọi là đúng và đủ, vì thầy chỉ dùng bản đồ và dữ liệu rất sau này (những năm 1700).
Và quay trở lại với tác giả TGN, không hiểu tác giả này đã xem thật kỹ bức bản đồ này chưa, hay ông chỉ vì thấy cụm từ Cauchy China nên viết luôn dựa theo những gì các học giả xưa nay đã đặt ra giả thuyết Cochin / Cochinchinia vậy ? Bức bản đồ này rất đáng để phản luận thuyết Cauchy China do từ phân biệt tên xứ Cochin bên Ấn Độ, nhưng không hiểu sao, khi vào tay tác giả TGN, lại trở thành bức bản đồ để ủng hộ thuyết Cauchy China là do để phân biệt từ xứ Cochin bên Ấn Độ, bạn nhỉ ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào