“ CÁ VOI XANH" CÓ NỔI LÊN KHI USS CARL VINSON VÀO ĐÀ NẴNG ? Việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là khát vọng bành trướng để làm ch...
Việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là khát vọng bành trướng để làm chủ vĩnh viễn "con đường tơ lụa trên biển" ra thì có một mục đích quan trọng khác đó là tài nguyên thiên nhiên với giá trị hàng tấn đô la Mỹ nằm dưới lòng biển này. Với bản chất tham lam thì Trung Quốc dại gì không chiếm lấy Biển Đông bởi nó vừa là cửa ngõ, vừa là nguồn dự trữ tài nguyên bất tận để giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, quân sự mà đại hội đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2017 đã đưa vào nghị quyết.
Để chiếm trọn Biển Đông, Trung Quốc đã áp đường lưỡi bò lên toàn bộ vùng biển này, sau đó thực thi chính sách thăm dò theo binh pháp Tôn Tử là "tiền binh hậu lễ". Trước tiên, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để "rung cây nhát khỉ", bắt nạt các nước có biển, đảo nằm trong đường lưỡi bò mà cụ thể là Việt Nam và Phillipines. Sau quá trình dọa nạt, nếu thấy đối phương kinh hồn, bạt vía thần phục hoàn toàn thì Trung Quốc sẽ tiến hành xác lập vành đai chủ quyền, nếu đối phương không thần phục thì Trung Quốc sẽ tiến hành bước hai là "lễ nghi", tức sẽ dịu giọng, ve vãn, ru ngủ bằng những lời ngon ngọt rằng "sẽ hợp tác cùng có lợi", sau khi những con ruồi bị dụ té vào dĩa mật của Trung Quốc hút mật no say thì Trung Quốc sẽ gắp những con ruồi này ra ném cho kiến tha và dĩa mật vẫn thuộc về Trung Quốc.
Chiêu thức "tiền binh hậu lễ" của Trung Quốc tại Biển Đông rất rõ ràng, với Phillipines thì sau khi xua quân cướp lấy bãi cạn Scarborought và bị Phillipines phản đối dữ dội cũng như đã kiện ra tòa PCA thì Trung Quốc quay lại mềm mỏng, ngọt ngào hơn vói Phillipines khi hứa hẹn cho Duterte 24 tỷ USD và hàng loạt hỗ trợ khác. Với Việt Nam, sau khi đưa giàn khoan HD - 981 vào thử lửa thì vấp phải phản ứng kịch liệt của nhân nhân dân Việt Nam, buộc Trung Quốc lại thu quân về và tiến hành đưa dĩa mật ra để dụ những con ruồi cộng sản Việt Nam cắm đầu vào.
Cần nói thêm rằng, khi giàn khoan HD - 981 cắm vào để quan trắc phản ứng của Việt Nam thì ngoài việc nhân dân Việt Nam hừng hực phản đối ra, chóp bu cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cũng đã mạnh họng "không đánh đổi chủ quyền để lấy hòa bình viễn vong", phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng thực sự chẳng có tâm huyết gì về chủ quyền biển đảo cả mà chẳng qua gì quyền lợi tại Biển Đông sẽ mang lại cho Dũng những tấn đô la trong những hợp đồng béo bở với Talisman tại mỏ dầu Cá Rồng đỏ sau này đã nhượng lại cho Repsol của Tây Ban Nha và đặc biệt là với Tập đoàn của ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm Rex Tillerson là ExxonMobil tại mỏ khí đốt Cá Voi Xanh. Bởi với cái mạng già của Nguyễn Tấn Dũng thì chẳng có gì quan trọng bằng việc "hy sinh đời cha tích lũy đô la cho đời con", việc đồng chí, anh em, bạn vàng, láng giềng hữu nghị...với Dũng chỉ là phương tiện kiếm tiền chứ chẳng có mục đích, lý tưởng gì cả ngoài mục đích cao cả là phải kiếm được nhiều đô la cho ba đứa con...
Chính vì Dũng bị mùi đô la Mỹ ở đáy Biển Đông quyến rũ nên Dũng đã bị Tập Cận Bình dọn xuống đúng quy trình và thượng phương bảo kiếm tiếp tục được họ Tập trao vào tay Nguyễn Phú Trọng. Kẻ kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Xuân Phúc, một tên háu và nghiện đô la Mỹ không thua gì Nguyễn Tấn Dũng, khi yên vị ghế thủ tướng cũng chảy nước miếng trước mùi đô la từ Repsol và ExxonMobil. Mặc dù đã "rút binh" để "diễn lễ" qua việc hai đảng cộng sản thông qua Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với nhau hàng loạt văn kiện trói buộc nhưng vẫn chưa át được mùi đô la bốc lên từ mỏ Cá Rồng Đỏ và Cá Voi Xanh, vì vậy họ Tập lại tiếp tục "tấn binh" bằng cách xua quân gây sức ép buộc Repsol phải rời Cá Rồng đỏ và xua quân vào vùng biển nơi Cá Voi Xanh đang thường trú, tức cho quân vào sâu trong biển Đà Nẵng để đơn phương tập trận bắn đạn thật trong thời khắc nhạy cảm là lúc diễn ra ngày lễ và ngày giỗ hcm dịp 02/9/2017. Cũng động thái tương tự là trước đó Phạm Trường Long đã đi Tây Ban Nha để ra tối hậu thư yêu cầu Repsol phải rút giàn khoan thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Rồng đỏ, sau đó bay thẳng tới Hà Nội đập bàn quát tháo Trần Đại Quang rằng "Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại", bị Quang tỏ thái độ bất mãn nên Phạm Trường Long đã phủi đít đứng dậy bỏ về, sau đó Đinh Thế Huynh mất tích, Trần Đại Quang chết hụt.
Bên ngoài Trung Quốc gây sức ép lên cộng sản Việt Nam bằng việc "khua binh" dọa nạt, bên trong thì Tập Cận Bình chỉ đạo Hoa Nam hỗ trợ Nguyễn Phú Trọng thanh trừng nội bộ bằng luận điệu "xây lò đốt củi", trước tiên là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và khởi tố, bắt giam hàng loạt quan tham tại các dự án, tập đoàn không có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là nhắm vào Tập đoàn dầu khí quốc gia để đạt được mục đích gắn toàn bộ "vệ tinh" của Trung Quốc vào trong guồng máy của cộng sản Việt Nam.
Trở lại mỏ khí đốt Cá Voi Xanh, mỏ khí đốt này đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty TNHH Thăm dò khai thác dầu khí ExxonMobil Việt Nam (ExxonMobil) ký Thoả thuận nghiên cứu chung vào năm 2007, sau một năm Nguyễn Tấn Dũng lên thay chức thủ tướng của Phan Văn Khải. Đến ngày 30/6/2009, ba bên gồm PVN, PVEP và ExxonMobil đã ký kết Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí “PSC”, đến tháng 8/2015 thì trữ lượng sản phẩm khí tự nhiên đã hoàn tất việc phát hiện và đi đến tuyên bố thương mại. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận Quy hoạch lựa chọn địa điểm trung tâm khí điện miền Trung và phạm vi đầu tư dự án, tháng 9/2016, Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch Phát triển đại cương (ODP) gồm hệ thống khai thác ngoài khơi, đường ống dẫn khí về bờ, nhà máy xử lý khí (GTP) và đường ống dẫn khí thương phẩm tới hộ tiêu thụ.
Lẽ ra theo lịch trình như khẳng định của ông Liam Mallon, Chủ tịch Exxon Mobil tại Hội nghị Doanh nhân APEC 2017 thì "dự án mỏ khí đốt Cá Voi Xanh sẽ hoàn thành thủ tục ban đầu vào cuối năm 2017, năm 2018 sẽ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để đến 2019, dự án sẽ đưa vào khai thác". Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Bắc Kinh vì Trung Quốc luôn cho rằng mình có "quyền lịch sử" với tài nguyên của Biển Đông, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Ngay trong nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam thì Nguyễn Phú Trọng và thân tín cũng phản đối và tìm cách tìm mọi cách ngăn cản việc triển khai dự án này theo chỉ dụ của Tập Cận Bình
Trước quyết tâm dìm Cá Rồng Đỏ của Trung Quốc, Repsol của Tây Ban Nha tỏ ra yếu thế và trước yêu cầu của cộng sản Việt Nam họ phải rút đi để nhận lại khoản tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng của phía Việt Nam. Với ExxonMobil thì không hề đơn giản cho Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng. Bởi ngoài giá trị kinh tế mang lại cho ExxonMobil từ mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ra thì về mặt chiến lược quân sự, Biển Đông không thể tách rời "Ấn Độ - Thái Bình Dương". Đây cũng chính là lý do USS Carl Vinson được chọn vào Đà Nẵng là khu cảng dân sự chứ không vào cảng Cam Ranh là cảng quân sự. Bởi sự ghé thăm của USS Carl Vinson ở Việt Nam là hiển nhiên mà Nguyễn Phú Trọng không thể chỉ đạo khước từ, nhưng nếu cho Soái hạm này vào quân cảng Cam Ranh thì nổi bất an của Tập và Trọng càng lớn hơn vì lo sợ "quân đội nhân dân Việt Nam" đang đồn trú ở Cam Ranh bị "cám dỗ" bởi Carl Vinson nên Tập và Trọng đành chấp thuận chọn Đà Nẵng làm điểm nghỉ chân cho Soái hạm này. Điều này sẽ giảm "lo lắng" cho Tập và Trọng hơn nhưng lại trúng kế của Mỹ và những chóp bu cộng sản ghiền hơi đô la từ mỏ khí đốt Cá Voi Xanh vì với sứ mệnh "đảm bảo tự do hàng hải", Carl Vinson vào Đà Nẵng xem như đã "phát quang, dọn đường" cho Cá Voi Xanh nổi lên và những chướng ngại vật, rác rưởi mà Trung Quốc đã "rắp ranh" trong đợt tập trận bắn đạn thật ở vùng biển này vào dịp 02/9/2017 sẽ bị dọn dẹp, phá sạch trên mặt trận truyền thông.
Cá Voi Xanh phải nổi lên để cứu cánh cho chính phủ kiến tạo của tên nghiện đô la Nguyễn Xuân Phúc, bởi hiện nay tất cả các nguồn thu để nuôi lực lượng "báo cô" của đảng cộng sản đã cạn kiệt, 94 triệu con vịt thì đã không còn lông để vặt, muốn vay ngoại quốc thì chả ma nào chịu mở hầu bao ra vì "nợ dai, khó trả". Đây cũng là một trong số rất nhiều lý do mà USS Carl Vinson ghé Đà Nẵng lần này. Sau khi Carl Vinson rút đi, Tập Cận Bình sẽ ép Nguyễn Phú Trọng phải bồi thường lại cho Tập những thứ khác có giá trị hơn cả sự ghé thăm Đà Nẵng của Carl Vinson. Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn món gì dâng lên Tập Cận Bình để Tập "hạ hỏa" đây ? Chắc chắn sẽ không ngoài 27 văn kiện mà Trọng đã ký kết hoặc chí ít cũng xem xét mời Tập ngắm nghía quân cảng Cam Ranh ?
Tran Hung.
Không có nhận xét nào