CƠ SỞ TRIẾT LUẬN CỦA NỀN TẢNG DÂN CHỦ VÀ TINH THẦN PHÁP LUẬT Mọi nền dân chủ đều dựa trên định đề rằng quyền lực là thứ cực kỳ nguy hiểm, và...
CƠ SỞ TRIẾT LUẬN CỦA NỀN TẢNG DÂN CHỦ VÀ TINH THẦN PHÁP LUẬT
Mọi nền dân chủ đều dựa trên định đề rằng quyền lực là thứ cực kỳ nguy hiểm, và vì thế người ta tìm mọi cách ngăn cản một cá nhân hay một nhóm nhỏ nắm giữ quá nhiều quyền lực trong thời gian quá dài. (1)
Thật vậy: “Nếu cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật vừa tự mình là kẻ lập pháp, thì họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí sai lầm. Nếu họ còn nắm luôn cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của mình.”(2)
Do đó: Nếu một đạo luật là bất công, thì người dân không những chỉ có quyền, mà còn phải có nghĩa vụ không tuân thủ nó.(3)
Vì thế: Niềm tin mù quáng vào nhà cầm quyền là kẻ thù lớn nhất của chân lý.(4)
Và: Chính trị là quyền lực và cách thức mà quyền lực được thực thi mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe và sự an cư của tất cả.Triết gia cổ Hy Lạp Aristotle (384-322 BC) xem cộng đồng như một sinh vật thay vì là một cỗ máy – tức là luôn luôn thay đổi và tiến hoá. "Con người, từ bản chất, là một sinh vật chính trị." Trong tác phẩm ‘Politics’ (Chính Trị Luận) ông cho rằng con người có bản chất của một “sinh vật chính trị” – tức là bao giờ cũng cố tìm một vị thế thuận lợi nhất (nhiều quyền lực nhất) cho mình trong xã hội.(5)
Thêm nữa: Nói đến dân chủ là nói đến chính trị. Nói đến chính trị là nói đến nhân quyền. Nói đến nhân quyền là nói đến luật pháp. Nói đến luật pháp là nói đến Công Lý và sự chuẩn mực của luật pháp. Nói đến Công Lý và sự chuẩn mực của luật pháp là nói đến tính chính danh của các điều luật. Nói đến tính chính danh của các điều luật là nói đến sự diễn giải nguyên do ra đời của luật pháp và sự đồng thuận của đại chúng về các điều luật đã được hiến định hoặc tu chỉnh, bổ sung.
Vì lòng tham của con người là vô độ, và khả năng con người có thể thực hiện những hành vi để thỏa mãn lòng tham là khó kiểm soát giới hạn nên luật pháp xuất hiện bởi nhận thức của con người để đặt ra các giới hạn cho hành vi con người. Hay nói các khác, bởi vì con người luôn có xu hướng thực hiện những hành vi tội lỗi khác nhau để để thỏa mãn lòng tham vô độ của mình, nên Luật pháp ra đời để giáo dục, hướng dẫn, điều chỉnh, phòng ngừa, răn đe, ngăn chặn, và chế tài, trừng phạt bất cứ cá nhân nào có hành vi phạm tội. Xã hội loài người không thể thiếu luật pháp với các điều khoản quy định rõ ràng, minh bạch. Ngay tại các nước văn minh, phát triển thì hệ thống luật pháp của nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống loài người mà nó còn ảnh hưởng đến đời sống của cả giới động thực vật và các thực thể được bàn tay con người tạo ra như là các công trình và chứng tích ghi dấu lịch sử.
Nên: Bất cứ một Nước nào cũng đều có một hệ thống Luật pháp. Nó là công cụ được Nhà Nước sử dụng để mang lại sự bình đẳng, công bằng, bác ái trong các quan hệ xã hội của Công Dân tại nước đó. Nó cũng còn là công cụ để khống chế sự lạm quyền của chính phủ hoặc bất cứ quan chức nào khác.
Cuối cùng: Luật là một hệ thống các quy tắc ứng xử xã hội được xây dựng dựa trên cơ sở các thông lệ tự nhiên, được cả xã hội thừa nhận và chấp hành. Mà ở đó, nó là một công cụ để giáo dục, hướng dẫn, điều chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn, răn đe, và chế tài, trừng phạt các hành vi sai phạm của bất cứ ai sao cho không một ai HAY TỔ CHỨC NÀO có thể lạm dụng lợi thế cạnh tranh của mình để xâm hại đến lợi ích và sự an toàn của cá nhân hoặc cộng đồng hay tổ chức khác.
Luật pháp là công cụ pháp trị của Nhà nước. Được nhà nước sử dụng để kiểm soát và điều tiết mọi hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. (6)
* Khi nhà nước ban hành một đạo luật hay điều luật nào thì cũng cần lưu ý xem xét 3 điều sau:
1. Con người có trách nhiệm đạo đức để không phục tùng những luật lệ bất chính.
2. Nếu một đạo luật là bất công, thì người dân không những chỉ có quyền, mà còn phải có nghĩa vụ không tuân thủ nó.
3. Một đạo luật chỉ có giá trị khi nó được diễn giải rõ ràng và đạt được sự đồng thuận của đa số Công Dân thông qua việc trưng cầu dân ý.
Tất cả vì Lẽ Phải !
Tất cả vì Tinh Thần Công Chính !
Chú thích: (1) – Alduos Leonard Huxley-[Born: July 26, 1894, Godalming, United Kingdom. Died: November 22, 1963, Los Angeles, California, United States]-Aldous Leonard Huxley was an English writer, novelist, philosopher, and prominent member of the Huxley family. He graduated from Balliol College at the University of Oxford with a first-class honours in English literature. (2) - Charles de Secondat – Baron de Montesquieu,[1689-1755] 1748, The Spirit of Laws, quyển XI, chương 6. (3)[ Thomas Jefferson ( 1743 - 1826) - tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ ]# “If a law is unjust, a man is not only right to disobey it, he is obligated to do so.” (4)[ Albert Einstein ( 1879 - 1955 ) - khoa học gia vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại ]# “Blind belief in authority is the greatest enemy of truth.” (5)Triết gia cổ Hy Lạp Aristotle (384-322 BC) xem cộng đồng như một sinh vật thay vì là một cỗ máy – tức là luôn luôn thay đổi và tiến hoá. "Con người, từ bản chất, là một sinh vật chính trị." Trong tác phẩm ‘Politics’ (Chính Trị Luận) ông cho rằng con người có bản chất của một “sinh vật chính trị” – tức là bao giờ cũng cố tìm một vị thế thuận lợi nhất (nhiều quyền lực nhất) cho mình trong xã hội. (6)(Đinh Văn Hải)
P/s: Nghiên cứu và biên soạn: Đinh Văn Hải. Tôi tặng cho các Bạn. Hi vọng các Bạn sẽ truyền bá nội dung bài này đi khắp nơi, hoặc các Bạn có thể cùng nhau tổ chức các nhóm nhỏ tranh luận, phản biện về từng nội dung hoặc toàn bộ nội dung của bài.
Không có nhận xét nào