Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Phương Thơ (MS): Trở lại câu chuyện kiều hối và dự trữ ngoại hối bất ngờ được NHNN công bố tăng đột biến

Theo trích dẫn từ Phương Thơ (MS): Trở lại câu chuyện kiều hối và dự trữ ngoại hối bất ngờ được NHNN công bố tăng đột biến Tức là hồ ...

Theo trích dẫn từ Phương Thơ (MS): Trở lại câu chuyện kiều hối và dự trữ ngoại hối bất ngờ được NHNN công bố tăng đột biến


Tức là hồ sơ bài báo “Xung lực từ kiều hối: 13,8 tỉ USD”: http://cafef.vn/xung-luc-tu-kieu-hoi-138-ti-usd-2018021112151069.chn

Trước hết tôi hay mỉa mai những con số công bố hồ sơ ngoại hối và kiều hối khá bất thường, và duy nhất quốc gia VN này ít được các tổ chức tài chính quốc tế công bố như các ngân hàng có uy tín hành đầu của Mỹ và Âu châu phân tích. Thậm chí là cả hồ sơ dự trữ vàng thì VN hoàn toàn không được các quỹ giao dịch ký thác vàng bút ghi, kể cả Hội đồng Vàng Thế giới(WGC) công bố. Vì nó rất mơ hồ là VN không chứng minh được vàng tích trữ như thế nào?

Đối với việc công bố dự trữ ngoại hối của VN nó mờ ảo và mờ ám như vậy là trước đây việc dự trữ ngoại hối của VN được nhà nước này xếp hạng vào diện “bí mật quốc gia”, sau này họ mới nới lỏng việc công bố dự trữ ngoại hối, nhưng rất mơ hồ, vì VN coi việc công bố dự trữ ngoại hối thuộc diện bí mật quốc gia thì nó có chuyện rất vô duyên là chệch hướng, vì hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều công bố niêm yết khối dự trữ ngoại hối của họ theo tháng hay theo quý. VN trước đây là theo năm, sau này thì đứng đầu thế giới về việc công bố dự trữ ngoại hối cũng vô duyên bất thường là siêu ngắn ngày là hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng giờ. Hãy nhớ rằng quốc tế họ không có rảnh rỗi bút ghi ngoại hối các nước như vậy, đó là họ cần thời gian kiểm kê phân tích đối chiếu, đó là thường thường nếu công bố 1-tháng thì phải cộng thêm 1-tuần để các tổ chức tài chính hay các quỹ thị trường tiền tệ họ phân tích số liệu đánh giá, còn ngả công bố khác nữa là hết 1 quý họ cũng đánh giá. Còn 1-năm thì không ai rành rỗi công bố giúp cả.

Đối với hồ sơ kiều hối của VN lúc nói 10 tỷ $ hay gần 14 tỷ $, tức là 13,8 tỷ $ một cách bất thường thì có chuyện cũng bất thường là trong tháng hay trong các quý thì hầu hết các nước đều công bố dòng tiền kiều hối, tức là chuyển tiền từ người dân họ ở nước ngoài như định cư, hay lao động cũng có,…thì duy nhất VN không công bố khác với thông lệ hàng năm trước là họ hay công bố rất sớm, thậm chí là tháng 11, tháng 12/2017 thì các nước gần VN như Malaysia, Philippines, Ấn Độ, TQ,… thì họ đều công bố số liệu tiền kiều hối của họ, duy nhất VN cũng không công bố, và WB họ sốt ruột nên cũng có bài phân tích nhận định là kiều hối của VN sút giảm nghiêm trọng thì VN vẫn im tiếng, và chỉ khi thấy TTCK, và đồng tiền RMB của TQ sụt giá mạnh và TTCK VN cũng sụt giá theo thì VN lật đật bắn ra hai mũi tên trúng đích là họ công bố tiền kiều hối và dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục bất thường, thi dụ kiều hối tăng tới gần 14 tỷ USD (có lẽ họ tính luôn cho những tháng đầu năm 2018 thì phải), rồi NHNN VN thì công bố dự trữ ngoại hối đạt tới 57-58 tỷ USD,….

Việc công ấy gây tâm lý cho một số nhà đầu tư họ có thể tự tin ngưng thoái vốn trên TTCK VN chẳng hạn để đẩy giá cổ phiếu tăng lên thay vì nó bị xì xuống, cũng như gây tâm lý để NHNN VN tung ra đòn hiểm là hạ tỷ giá đồng bạc VND để mua USD, thay vì phải tăng tỷ giá lên,…. Đó là đòn ra quyết định của họ đúng lúc, nhưng chuyện sau này vỡ lẽ là bể bóng thì tính sau.

Đối với dự trữ ngoại hối thì tôi nhắc lại nghiệp vụ này, đó là hiện nay VN ta xem như công nhận tạm thời gần 58 tỷ USD đi, nhưng mà tôi thận trọng là VN hiện nay chỉ giữ khoảng 14,1 tỷ USD bằng hình thức nắm giữ tài sản Mỹ niêm yết bằng đồng USD, là dự trữ ngoại hối đáng tin cậy nhất qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Tức là dự trữ ngoại hối của VN được hiểu như 58 tỷ USD / 14,1 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng thì không công bố, có lẽ họ tính vào đó 9-10 tấn vàng gì đó. Tức là VN đang nắm giữ khối lượng dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt rất lớn là lên tới 43,9 tỷ USD (họ thường nói mua ròng USD bằng lãi suất đồng USD niêm yết ở VN bằng không và lãi suất tiền VND cao khiến người dân bán USD cho NHNN để mua tiền VND nhằm chuyển qua kiếm lời nhờ lãi suất VND cao hơn USD). Đó là chuyện của họ là họ nói sao cũng được.

Những nước gần VN hơn họ công bố dự trữ ngoại hối của họ rất minh bạch là được các thị trường tài chính quốc tế bút ghi đối chiếu hàng tháng, hàng quý. Thí dụ như Philippines hết tháng 1/2018 thì quốc gia này đang có trong tay 81,2 tỷ USD (36 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, 197 tấn vàng, và các tài sản ngoại tệ khác), Thailand có 215 tỷ USD dự trữ ngoại hối (trong đó có 68,7 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, 152,5 tấn vàng, và các tài sản ngoại tệ khác như ngoại tệ đồng EUR, JPY,….). Nói chung họ rất công khai hồ sơ rất rõ ràng là ngoại tệ mau bằng hình thức nào, niêm yết bằng tài sản nào, chuyển đổi tư thu ngoại tệ du lịch, kiều hối, xuất khẩu, chính sách tăng hạ lãi suất,…

Riêng đối với VN thì dự trữ ngoại tệ bằng chuyển tiền như kiều hối thì tôi giải thích dễ hiểu như thế này. Việc cái TTCK của VN được dự báo là bong bóng dễ vỡ, nó cũng đơn giản thôi, đó ta lấy cái đáy gần nhất của chỉ số VN-Index là kể từ ngày 22/1/2016 thì nó đạt 522,25 điểm. Đây là thời điểm mà kinh tế VN bắt đầu có triệu chứng yếu kém, nhưng nó bắt đầu được nuông chiều tăng trưởng tín dụng cao dần, và cao hơn nữa mức chỉ tiêu kỷ lục phải là 22% so với GDP vào năm 2017 để đeo đuổi con số cứu nguy tăng trưởng kinh tế đặt ra 6,7%, cuối cùng đóng chốt hết năm 2017 thì tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên tiền nhiều và rẻ lãi suất nâng đỡ ấy không rõ khi nào họ thu hồi bớt về nhà mà nó có chảy vào sản xuất hay không mà lại chảy qua 2 kênh đầu tư, đầu cơ là chứng khoán, bất động sản,….thì sau này người dân toàn quốc tại VN sẽ phải gánh qua thuế, và lạm phát. Việc đó nó đẩy chỉ số VN-Index đạt mức cao kỷ lục mới là 1.115,64 vào tháng 1/2018 thì nó cũng liên quan đến tiền kiều hối mà tôi nghi ngờ là ở VN xuất hiện nhiều tỷ phủ bán tư nửa quốc doanh và quốc doanh là tay chân lợi ích nhóm và người nhà của đảng có thể rửa tiền hợp phát trên thị trường cổ phiếu, ta thấy khi chứng khoán VN lao dốc có chút ít thì nó rất lo lắng cho quan chức VN, rồi nhóm lợi ích. Rồi người ta sẽ dùng thủ thuật tăng giá cổ phiếu ấy rửa tiền bằng cách chuyển ra nước ngoài đi vòng vòng rồi chuyển về nước thì ta gọi đó là thủ thuật bơm bóng ngoại hối và kiều hối, hoặc tiền tham nhũng, tiền mờ ám cũng thế, đó là họ chuyển tiền ra nước ngoài gọi là “đầu tư lòng vòng rồi chạy lại VN thì ta có từ tiền bẩn tham nhũng không thu hồi được tài sản cả gàn tỷ VND hay cả trăm tỷ VND, hay nhiều dự án thua lỗ “tỷ đô” bị rút ruột thì nó cũng có thể bị rửa tiền như chạy lòng vòng rồi trở lại VN và khoác vào đó là “tiền kiều hối”, tức là dòng tiền sạch.

Ôi thôi điều dễ thấy nhất là trong tháng 7/2017 thì Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) công bố trong năm 2016 thì người Việt Nam chuyển ngược vào Mỹ tới 3,06 tỷ USD sang Mỹ mua nhà (chưa tính các chuyện đầu tư khác) thì rất đáng nghi ngờ, tức là người ta hay đùa rằng thay vì Mỹ là quốc gia bị âm tiền kiều hối vì tiền kiều hối thường là từ Mỹ chảy sang các nước khác, đằng này VNlà quốc gia còn có mức thu nhập rất thấp thì có chuyện hi hữu là tiền kiều hối chảy ngược vào Mỹ, mà các hình thức đầu tư khác mà nếu điều tra sẽ còn đưa ra con số lớn gấp nhiều lần con số kia.

Thậm chí là ông TS Vũ Quang Việt, nhà kinh tế gốc Việt khá am hiểu VN, vì ông Việt là một chuyên gia kinh tế về thống kê rất giàu kinh nghiệm ở New York từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc thì còn đưa ra con số thống kê là từ năm 2008 đến 2013 thì khoảng 33 tỷ USD từ trong nước là ở VN đã bị tuồn bất hợp pháp ra nước ngoài qua nhiều ngả, có lẽ tôi nghi ngờ sau đó nó lại dội ngược về VN khi tích lũy đủ lời như kỳ hạn đầu tư 3-5 năm giả hiệu rửa tiền đó.

Ôi thôi ngay cả cái vụ tiết lộ vụ Panama Papers trước đây thì người VN có cả hàng loạt cái tên dài như sớ Táo quân ở thiên đường trốn thuế thì nó cũng rất đáng nghi ngờ đứng tên cho ai tổ chức nào, kể cả có mấy ông CEO các công ty chứng khoán ở VN nữa. Nó rất đáng nghi ngờ là bởi vì VN là quốc gia rất còn nghèo là thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, vốn vay hay trông cậy vào ODA mà lại dư dả cất tiền ở xư thiên đường trốn thuế họ thích chạy vào các công ty bình phong, hay offshore, tức là công ty vỏ sò shell company thì quả là chuyện lạ. Nói ra thì người ta bảo cái bà Phương Thơ cơ hơn ai, vì bà ta cũng dính đến Luxembourg, năm 2014.

Không có nhận xét nào