Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

AI LÀ NGƯỜI GÁNH CHỊU NỢ CÔNG?

Thứ nhất, nhìn vào tiêu đề bài báo về mức độ mất cân đối giữa thu chi là hết sức nghiêm trọng, mà ở đó là vấn đề bội chi. Nhà nước thì không...

Thứ nhất, nhìn vào tiêu đề bài báo về mức độ mất cân đối giữa thu chi là hết sức nghiêm trọng, mà ở đó là vấn đề bội chi. Nhà nước thì không làm gì ra tiền mà chủ yếu lấy từ tiền thuế của dân để phục vụ các hoạt động của mình. Tuy nhiên cần đặt ra câu hỏi tiếp theo là: chết quan hay là chết dân? Chắc ai cũng biết câu trả lời rõ ràng đến mức nào.

Thứ hai, nhìn vào ba tiêu đề bài báo được khoanh đỏ ở mục các bài có liên quan, nhận thấy ngay được là việc nợ công đã là một con số tăng với tốc độ trượt dốc, còn tăng trưởng GDP thì theo chiều lên dốc, và chắc chắn sẽ là con số không thấm tháp gì so với mức độ tăng nợ công đang tăng lên chóng mặt sau mỗi tháng (gia tốc âm với trị số tuyệt đối ngày càng lớn lên). Và nó đã rơi vào mức trần (mức cao nhất của ngưỡng an toàn đối với nền kinh tế quốc dân) mà đặc biệt là ở mức báo động đỏ, tức ở cấp độ nguy hiểm thường trực như người bệnh đang được điều trị ở thể nặng khá nguy kịch vậy. Và những khoản nợ công này thực chất ai là người gánh nợ và ai sẽ phải trả cho chúng? Đó là người dân thông qua việc nộp thuế được đánh cao lên và việc trả các khoản phí, lệ phí tăng lên do các mặt hàng hay hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị điều chỉnh tăng giá, chi phí cao hơn lên.

Vậy là tất cả những hành vi chi tiêu của nhà nước đều sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích và túi tiền của người dân, không ai là nằm ngoài sự tác động và sự chi phối của nó tới đời sống mỗi hàng ngày của mỗi chúng ta, mặc dù nó là những hành vi chính trị hết sức vô hình.

Hiện nay khó khăn nhất là những khoản tham nhũng hàng trăm ngàn tỷ không có dấu hiệu thu hồi được và các khoản làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước (thứ đóng góp tới 70% nợ công) là không thể kiểm soát được. Những siêu đại dự án vẫn tiếp tục thua lỗ và nằm chết yểu. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào đầu cơ bất động sản và lượng kiều hối gửi về làm ổn định và cân bằng lại cán cân tài chính. Sản xuất về nông nghiệp đã rơi vào suy trầm hết sức nặng nề trong nhiều năm nay. Về công nghệ khoa học thì Việt Nam đã được liệt vào danh sách các quốc gia không sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0 và giáo dục vẫn rơi vào tốp những quốc gia lạc hậu nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu đất nước công nghiệp đã cơ bản thất bại và không có hướng giải thoát. Dịch vụ và du lịch thì không có gì khởi sắc, thậm chí không phải là nơi tham quan lý tưởng cho du khách khi họ chủ yếu nhớ đến những vấn nạn và sự tiêu cực khi du lịch tới nơi này với tư tưởng đến một lần cho biết chứ không quay lại.

Người dân luôn là những người phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mọi hành vi quản lý và vận hành xã hội từ chính quyền. Nên nếu không trông coi và kiểm soát nghiêm ngặt mọi hành vi chính trị của họ, tức nhà nước, là chúng ta dang phó mặc cuộc sống của mình cho nhóm người khác quyết định, và như vậy chúng ta chẳng khác nào nô lệ cả vì cuộc sống của chính mình đã không nằm trong sự quan tâm và định đoạt của mình nữa.

Lê Luân






Không có nhận xét nào