Lời dẫn : Một số cá nhân đã bị nhà cầm quyền CSVN cố tình gán vào cho tội “ Tuyên truyền chống nhà nước “ và “hoạt động lật đổ chính quyền...
Lời dẫn : Một số cá nhân đã bị nhà cầm quyền CSVN cố tình gán vào cho tội “ Tuyên truyền chống nhà nước “ và “hoạt động lật đổ chính quyền” như Nguyên Kha, Thiện Thành vv…trong khi các bạn đó chỉ dùng biểu ngữ chống Tầu Cộng và chống đảng cộng sản độc tài. Vậy đâu là sự thật sau những gán ghép đó ?
Câu 1: Đảng cộng sản thường ghép những người có tiếng nói trung thực nhưng bất đồng chính kiến với đảng vào 2 điều 79 và 88 trong bộ luật hình sự. Chúng ta phải nghĩ điều này thế nào?
Đáp: Điều 79 và 88 thuộc bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản nói đến những người bất đồng chính kiến và khép họ vào 2 tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước CNXHCN Việt Nam”. Xin được giải thích rõ như sau:
- Nhà cầm quyền do một đảng phái dựng lên (Ở đây là đảng cộng sản) không phải là dân tộc Việt nam, đất nước Việt Nam và theo nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Vì thế, nhân dân Việt Nam có quyền chống lại chính quyền đó nếu nhân dân thấy chính quyền đó làm không tốt. Đó là đúng với tiêu chí dân chủ khi mà dân không đồng ý với những việc làm ngược lại lòng dân của nhà cầm quyền đó.
- Nhà nước và đảng là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt, đảng cộng sản chỉ là một nhóm chính trị. Đảng cộng sản không thể tự cho mình là nhà nước Việt Nam và Dân tộc Việt Nam.
- Bộ máy quyền lực mà đảng cộng sản dựng lên tuân theo điều 4 hiến pháp có nghĩa là “Đảng lãnh đạo nhân dân, quốc hội và nhà nước”. Như vậy nếu các nhà hoạt động dân chủ có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì cũng không có gì sai, họ chỉ lật đổ đảng cộng sản chứ không lật đổ người dân Việt nam.
- Nhà nước CS Việt Nam cũng đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Việc áp dụng điều 79 và 88 cũng vi phạm công ước này đó là: Vi phạm quyền tự do có quan điểm riêng và quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Hay nói cách khác Điều 88 vi phạm điều 19 của ICCPR trong việc tự do, tìm kiếm, lưu trữ thông tin. Việc biểu lộ ý thức chống Tàu cộng cũng không nằm trong phạm trù của ICCPR, do vậy nếu vì chống Tàu mà bị bắt có nghĩa là vi phạm quyền con người.
- Nhà nước CS Việt Nam cũng lợi dụng công ước để cho rằng chế độ chính trị cộng sản cần được bảo vệ.Tuy nhiên Trong luât quốc tế quyền tự quyết dân tộc liên quan đến tư cách chính trị trên trường quốc tế của một quốc gia, nghĩa là 1 trong 3 tư cách: Độc lập, bị đô hộ hay bị bảo hộ, chứ không liên quan đến thể chế chính trị của một nước. Việc mạo xưng quyền tự quyết dẫn đến hiểu lầm cho rằng chính quyền có toàn quyền xử lý người dân và không cho bất cứ quốc gia nào can thiệp vào là hoàn toàn sai trái.
- Cần phải nhớ rằng, đảng CSVN cũng thừa nhận trong sách vở, tài liệu rằng họ chỉ “Cướp chính quyền” từ tay chính phủ hợp pháp của ô TT Kim. Từ đó đến nay chỉ toàn bầu cử sắp đặt và độc đảng cho nên chống lại đảng CSVN là một điều hoàn toàn hợp pháp nếu như người dân không thích đảng CS.
Như vậy, trường hợp của Nguyên Kha, Thiện Thành vv… không vi phạm bất cứ quyền công dân nào và hai bạn đó chống đảng cộng sản, chống Tàu cộng là hoàn toàn theo quyền tự do của mình.
Câu 2: Còn điều 258 “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước” thì thế nào?
Đáp: Đây cũng là một điều mà đảng cộng sản sử dụng một cách lập lờ câu chữ nhằm đánh tráo khái niệm để có thể bắt người yêu nước một cách tùy tiện. Vì sao lại nói như vậy, vì:
- Lợi ích của nhà nước là lợi ích mà người được thụ hưởng thực sự phải là công dân, là nhân dân Việt Nam chứ không phải là lợi ích của một nhóm người, một lực lượng đảng viên đảng Cộng Sản. Như vậy không thể đồng nhất việc chống đảng cộng sản với việc xâm phạm lợi ích của Nhà nước nhân dân.
- Đồng hóa lợi ích nhà nước và lợi ích của đảng cộng sản là không tôn trọng nhân dân như đã nói tại câu 1: Đảng chỉ là một nhóm chính trị chứ không thể là nhà nước của nhân dân.
- Lợi ích của nhà nước cũng không thể được xây dựng và phát triển bằng việc bóp nghẹt quyền phản biện của mỗi công dân.Nếu lợi ích nhà nước bóp nghẹt quyền phản biện của công dân thì lợi ích nhà nước đã vi phạm công ước nhân quyền mà Việt nam đã ký với các nước trên thế giới.
- Ngăn cấm công dân chia sẻ ý kiến với cộng đồng là một trong những cách chặn đứng thông tin, bưng bít sai phạm, góp phần tạo điều kiện khiến xã hội thêm trì trệ, tệ nạn có chỗ hoành hành.
Cho nên đi đến kết luận: Điều 258 cũng là điều luật mơ hồ và láo khoét nhằm chụp mũ những người yêu nước.
Câu 3: Trong các ý kiến để biện minh cho rằng các “thế lực thù địch” thường phá hoại chính sách đoàn kết theo điều 87 của bộ luật hình sự. Chúng ta nghĩ thế nào về điều 87 này?
Đáp: Đảng cộng sản đã từng tuyên án 11 năm tù đối với mục sư Nguyễn Công Chính vì tội này. Nhưng theo tôi đây cũng là điều mà đảng cộng sản áp đặt bừa bãi với nhân dân Việt Nam để bóp nghẹt những tiếng nói dân chủ:
- Trên thực tế điều 87 cũng một mục đích là tiêu diệt người bất đồng chính kiến đối với đảng. Như trên đã phân tích, chính quyền không phải do đảng cộng sản tự tung tự tác nên chống đảng cộng sản không phải là chống chính quyền nhân dân.
- Chính sách đoàn kết dân tộc không bao gồm việc phải im lặng trước những việc sai trái của đảng cộng sản và nhà nước để tạo nên một sự đoàn kết giả tạo.
- Chính sách đoàn kết cũng không thể vi phạm quyền tự do nói lên chính kiến của mình theo công ước quốc tế nhân quyền mà đảng cộng sản đã ký với các nước khác và LHQ.
- Chính đảng cộng sản mới là những kẻ phạm tội nặng nề trong việc chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản đối xử thô bạo với công giáo, phật giáo hòa hảo hay bỏ tù những ai chống Tầu không theo chỉ thị của đảng đều là vi phạm chính sách đoàn kết dân tộc, tạo nên sự chia rẽ trong nhân dân Việt Nam.
Đặng Chí Hùng
28/05/2013
***
Đặng Chí Hùng - Đây là sự thật đảng cộng sản Việt Nam 3 |
Không có nhận xét nào