Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền.

ĐỊNH HÌNH LẠI Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền. Trong th...

ĐỊNH HÌNH LẠI

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền. Trong thời gian qua bà cũng bị áp lực và chỉ trích về các vấn đề dân chủ-nhân quyền từ nhiều tổ chức và quốc gia khác. 

Đây là bằng chứng để khẳng định lại điều mà lâu nay tôi đã nói nhiều về lý luận, đó là đấu tranh để chuyển hoá thể chế và đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền là hai điều chưa hẳn là lúc nào cũng đi đôi với nhau.

Bà Suu Kyi là người đấu tranh cho sự chuyển hoá của thể chế độc tài quân sự Myanmar thành công, nhưng bà thất bại trong việc xây dựng cho mình hình ảnh một người dân chủ.

Những người quan tâm đến chính trị của Việt Nam nói chung, hay đấu tranh chính trị nói riêng đến nay đa số vẫn chưa khẳng định được là mình đang theo con đường nào ? Đấu tranh để thể chế chuyển hoá hay đòi hỏi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. 

Thành ra điều đó hay đưa đến vấn nạn “quân mình đánh quân ta” và không nhất quán về lý luận và đường lối. Từ đó không thuyết phục được quần chúng. Trong khi cả hai đều cần thiết cho nhau nhưng không nhìn ra vấn đề nên rất nhiều lúc cản chân nhau. 

Ngay cả các tổ chức chính trị đối lập với đảng CSVN cũng hay vấp phải sai lầm này. Nhiều tổ chức chính trị cũng chưa rõ đường lối và chủ trương của mình, chuyển hoá thể chế hay dân chủ nhân quyền. Từ đó thành ra râu ông nọ cắm vào cằm bà kia, đem những quy tắc chính trị của hình thái này áp vào sự vận hành của hình thái kia, dẫn đến loay hoay rồi thụt lùi hay tự vỡ.

Cuối cùng cái quần chúng thấy là thịt ba rọi, dân chủ không ra dân chủ, lật đổ thì lại không giống, chuyển hoá cũng không phải. Sức người có hạn mà mặt trận nào cũng muốn xông pha. Đa dạng hoá thì không đủ rộng, chuyên môn hoá thì không đủ sâu.

Đòi thể chế phải chuyển hoá là đấu tranh vào bản chất của nhà nước, đòi tự do dân chủ là giải quyết vấn đề hiện tượng và sự kiện. Chính trị Việt Nam cần cả hai. 

Tôi thì lâu nay đấu tranh để chuyển hoá.

H.M
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền.
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền. 

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền.
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân chủ của Myanmar, vừa bị bảo tàng Mỹ Holocaust rút lại giải thưởng nhân quyền. 

Không có nhận xét nào