Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM ?

BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM ? Đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay đều nghĩ rằng, chỉ cần đánh đổ chế độ cộng sản đang cai trị...

BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM ?

Đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay đều nghĩ rằng, chỉ cần đánh đổ chế độ cộng sản đang cai trị hiện nay thì đã có thể "càn khôn bỉ rồi lại thái. Nhật nguyệt hối rồi lại minh". Nhưng sự thật không hề đơn giản như thế. Đánh đổ một chế độ độc tài chỉ là một bước khởi đầu , xây dựng một nền dân chủ mới là bước khó khăn nhất. Việc này có vẻ quá sức với dân tộc Việt Nam.

Hãy nhìn sang Hàn Quốc, họ chỉ có chiến tranh với Bắc Hàn 3 năm nhưng lại mất đến hơn 40 năm từ 1945- 1987 ,trải qua nhiều đời độc tài mới thiết lập được nền dân chủ.Miền Nam Việt Nam nhiều người lầm tưởng rằng có 21 năm co thể chế dân chủ nhưng theo các học giả Mỹ họ chỉ thực sự thiết lập được nền dân chủ trong 8 năm. Những năm còn lại đều sống trong thiết chế độc tài và giai đoạn chuyển giao quyền lực.

Đặc điểm của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là sống quá lâu dưới chế độ phong kiến,thần phục quyền lực nên xa lạ với các thiết chế kiểm soát quyền lực của phương Tây, xa lạ với quyền con người.Các chính trị gia thế kỷ trước một số xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến, một số do quốc tế cộng sản nhào nặn nên. Họ tham gia vào nền chính trị Việt với tư cách lãnh tụ và với niềm tin là có thể dẫn dắt dân Việt thoát nghèo, xây dựng một xã hội hạnh phúc và độc lập.Họ không cho dân Việt các quyền con người để tham gia vào việc giám sát và quản trị đất nước.

Nhưng dân Việt cũng khá xa lạ với các khái niệm "tự do" của phương Tây. Nghĩa là đối với họ sống mà không cần đến lá phiếu, không cần đến báo chí, không cần đến biểu tình, lập đảng,lập hội là chuyện hết sức bình thường. Họ chỉ cảm thấy mất tự do khi không được đứng đái ngoài đường,không được xả rác, hút thuốc thoải mái ,không được ngồi nhậu vỉa hè. Và cũng chỉ cảm thấy nguy cơ khi cái nồi gạo trong nhà hết nhẵn. Khi những nhu cầu tối thiểu đó đã được giải quyết họ cảm thấy cuộc sống đã quá đầy đủ, quá hạnh phúc.

Chính vì vậy các chính trị gia cai trị đất nước Việt Nam đều thấy ban cho dân Việt Nam quyền dân chủ, quyền con người là quá xa xỉ. Họ giành hết quyền quyết định vận mệnh đất nước và dùng ngụy biện để đánh lừa dân Việt.Họ tạo ra sự chính danh giả tạo, quyền con người giả tạo và dùng "chủ nghĩa dân tộc" để xúi dân Việt lao vào các cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau một cách đẫm máu. Những cuộc chiến tranh mà bên nào thắng nhân dân đều bại.

Nhưng cho dù có xây dựng được bất cứ chính sách kinh tế khả quan nào cho dân thì mục đích cuối cùng cũng vẫn là để tạo tính chính danh cho chính quyền tồn tại. Nó cũng giống như việc chính quyền Đức Quốc Xã trước khi biến nước Đức thành một cỗ máy chiến tranh khổng lồ đã tạo ra nhiều chính sách kinh tế làm nức lòng dân. Cộng thêm vào là bộ máy tuyên truyền hiệu quả, chế độ độc tài đã khiến cả một dân tộc nổi tiếng lý trí sa vào lầm đường lạc bước. Kết quả là các chính sách kinh tế được xem như có công lao với dân tộc đó đã khiến người dân phục vụ một cách  mù quáng cho tham vọng của chế độ độc tài.

Dân tộc Việt Nam cũng như thế. Họ luôn tôn vinh các nhà độc tài và luôn nhìn vào lịch sử các triều đại phong kiến có công để cho rằng người dân không thể sống được nếu không có các minh quân. Họ bỏ quên thời kỳ suy tàn của các chế độ độc tài đó. Thời kỳ mà vua chúa hoang dâm vô độ, róc mía lên đầu nhà sư, xây dựng cung vàng điện ngọc, bóc lột sức dân tàn mạt...Do vậy đối với các chế độ độc tài sau này họ cũng chỉ nhìn thấy cái công lao mà quên mất cái thể chế đã tước đoạt tự do của người dân.

Bất kỳ một chế độ độc tài nào cũng chỉ đem lại lợi ích một bộ phận nhỏ người dân mà bỏ qua rất nhiều tầng lớp khác. Chẳng hạn chế độ Đức quốc xã chỉ đem đến lợi ích cho tầng lớp nào trung thành với Hitler, chế độ Trung Quốc hiện tại chỉ nhằm tạo ra phúc lợi cho người Hán bỏ qua 5 sắc dân khác...Chỉ có các chế độ dân chủ đa đảng, đa nguyên mới quan tâm đến lợi ích của đông đảo mọi tầng lớp ,mọi thành phần nhân dân một cách đồng đều khi thay đổi đảng cầm quyền theo hình thức nhiệm kỳ và có đủ các đảng phái trong quốc hội.

Nhưng có lẻ người dân Việt Nam không hề quan tâm đến điều này. Do vậy rất có thể nếu may mắn thoát khỏi ách thống trị độc tài đảng trị họ sẽ rơi ngay vào một hình thức độc tài khác. Bởi lẻ tôn sùng thần tượng, tôn sùng đảng phái để tạo ra sự thiên lệch về quyền lực từ đó mất quyền giám sát là điều rất dễ xảy ra với dân tộc Việt Nam.

Chưa lúc nào người dân Việt Nam gần với dân chủ, tiệm cận với một nền chính trị hoàn hảo như nền chính trị của VNCH sau bản hiến pháp năm 1967. Đó là hình mẫu của các bản hiến pháp và các nền chính trị đem lại thành công dân giàu nước mạnh của 112 nước trên thế giới. Nhưng đáng tiếc cho đến ngày nay hơn 50 năm trôi qua, trí ngủ Việt Nam vẫn chẳng xem nền dân chủ đó ra gì. Họ thản nhiên lao vào ca ngợi các chính thể độc tài trước đó, nhiếc móc sự phân quyền và các thiết chế kiểm soát quyền lực, bôi nhọ các nguyên thủ quốc gia dân cử là xôi thịt,là ngu dốt...

Thử hỏi nếu quốc gia tiệm cận với một nền dân chủ như đã có 50 năm trước họ có đủ bản lĩnh để làm như các bậc tiền nhân đã bị họ chửi rủa hay không? Chắc chắn là không khi nhìn vào phong trào dân chủ hiện nay. Chúng manh mún, chắp vá và rời rạc đến mức không có một đường lối và tư tưởng nào có thể thống nhất và liên kết họ lại được với nhau. Xem ra họ chỉ giỏi phê phán chứ không giỏi bắt tay vào làm.

Đánh đổ một chế độ độc tài rất khó nhưng không phải không làm được. Tuy nhiên để xây dựng một nền dân chủ, đòi hỏi sự kiên định và hiểu biết.Dân tộc Hàn Quốc đã mất đến 40 năm mới thiết lập được nền dân chủ, con số này ở Việt Nam có thể là 100 năm sau khi cộng sản Việt Nam giao nước cho Trung Quốc và dân tộc Việt đã trải qua 1000 năm nô lệ.

Dương Hoài Linh

Không có nhận xét nào