Khi mà Viện Sử Học do thầy Đào Duy Anh chỉ đạo, đã dịch luôn cụm từ Hán dân 漢民 thành ra "người Kinh" trong bộ Đại Nam Thực Lục, ...
Khi mà Viện Sử Học do thầy Đào Duy Anh chỉ đạo, đã dịch luôn cụm từ Hán dân 漢民 thành ra "người Kinh" trong bộ Đại Nam Thực Lục, thì ta nên hiểu sao về điều này hả bạn ? Đây có là sự đáng xấu hổ của Viện Sử Học không ?
Mà đâu phải chỉ Viện Sử Học dịch vậy, ngay cả trong bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí, nhóm GS Ngô Đức Thọ cũng dịch vậy luôn đấy, tức là Hán dân 漢民 thành ra "người Kinh".
Thật xấu hổ.
Nên bạn ạ, mình xin bạn đừng đem sử chữ Quốc Ngữ ra mà khẳng định là cụm từ "người Kinh" nước ta đã có từ rất xưa rồi nhé. Vì đó là từ Viện Sử Học lẫn các GS bên Việt Nam dịch cho bạn đọc đấy, chứ trong chữ Hán, ít nhất là bộ Đại Nam Thực Lục lẫn Đồng Khánh Địa Dư Chí, không có vụ "người Kinh" há bạn.
Và đáng buồn hơn, là hình như thầy Đào Duy Anh là một vị thầy khả kính, nhưng thầy hoàn toàn hơi .. dở ... phần tên địa danh trên các miền đất nước khi dịch.
Mà mình cứ tưởng là khi dịch, một nhóm dịch giả tận tâm là đến tận nơi hoặc gọi điện thoại hỏi dân địa phương tên địa danh để mà dịch cho đúng chứ đúng không ? ÔI, làm thế nào mà ngày nay tên Vũng Tàu lại có cả Vịnh Tàu trong ấy như một tên xưa mới ghê. Rồi Phúc hay Phước nữa.
Mình nghĩ có lẽ các cán bộ Viện Sử Học hoặc các nhà dịch giả bên Việt Nam cần học thêm nữa về kiến thức địa danh học Việt Nam chăng ?
Và không, xin các bạn đừng học địa danh học từ thầy Lê Trung Hoa. Mình thấy thầy viết bừa đến vậy mà lại được ca tụng là nhà "địa danh học Việt Nam". Mình thật xấu hổ cho thân phận trí thức người Việt.
Brian
Không có nhận xét nào