Khi chính phủ VN vay tiền quỹ bảo hiểm xã hội mà chưa có đạo luật rõ ràng Trong hồ sơ giấu nhẹm của bài báo “324.000 tỷ đồng Chính phủ...
Khi chính phủ VN vay tiền quỹ bảo hiểm xã hội mà chưa có đạo luật rõ ràng
Trong hồ sơ giấu nhẹm của bài báo “324.000 tỷ đồng Chính phủ vay Bảo hiểm xã hội đã được chuyển thành trái phiếu”: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/324000-ty-dong-chinh-phu-vay-bao-hiem-xa-hoi-da-duoc-chuyen-thanh-trai-phieu-20170228232903012.htm , thì ta có một chuyện hài kịch khá bị kịch cho người dân VN sau này phải gánh thuế khóa nặng thêm, đó là chắc chắn phải gánh thuế cao hơn nữa là để trả giúp 324.000 tỷ đồng Chính VN vay mượn tiền bảo hiểm là tiền người lao động đóng góp vào đó để dự phòng cuộc sống về sau khi họ già yếu hay hết tuổi lao động,…
Về thuật ngữ tài chính đó là bất kể khi ta nghe tới khoản đầu tư nào mình gọi là “chuyển qua trái phiếu, hay trái phiếu kho bạc”, đó là ta đang tính đến một khoản nợ công của hình thức trái phiếu đó mà chính phủ quốc gia đó vay mượn, dù mượn ai đi nữa.
Chuyện mà chính phủ VN vay 324.000 tỷ đồng từ vay Bảo hiểm xã hội đã được chuyển thành trái phiếu thì nó không có gì mới lạ trên thế giới cả, đó là cung cụ đầu tư cũng tốt thôi, miễn rằng chính phủ đó có năng lực quản lý đầu tư cũng như chi tiêu đầu tư mịnh bạch, vì Sigapore, Na Uy, Nhật, thậm chí là Mỹ họ cũng đang vay mượn kiểu này, có lẽ VN đang bắt chước đi theo mô hình này, thay vì trước đây họ hay đi vay bằng nghiệp vụ khác, hoặc in bạc ra dùng để đắp vào cái khoản bội chi thâm thâm hụt ngân sách, có lẽ ta dùng cụm từ thâm thủng ngân sách đối với VN thì chính xác hơn.
Tôi sẽ nói lại vài ý sơ lược về vay nợ kiểu này của Mỹ mà VN đang thử nghiệm để ai cũng dễ thấy ra. Thí dụ các khoản nợ đáng ghê tởm của nước Mỹ là hiện nay hết tháng 1/2018 là gần 20,5 ngàn tỷ $, đó là gần bằng 1/3 của tổng sản lượng GDP của tất cả nền kinh tế thế giới cộng lại mà người dân Mỹ phải è cổ ra gánh nợ. Tuy nhiên đa số khoản nợ ấy thì nó đến từ Quỹ Uỷ thác An sinh Xã hội , hay còn gọi là tiền hưu trí của người dân Mỹ đóng vào đó, là quỹ hưu trí của Mỹ , phần lớn sở hữu nợ của chính phủ Mỹ, mình gọi là nợ quốc gia, vì khoản nợ đó phải trả. Hầu như có tới 91% công nhân đã đóng thuế An Sinh Xã Hội này của Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ mới có thẩm quyền quản lý Quỹ tín thác an sinh xã hội, hay “Social Security Trust Fund”. Cái quỹ này chủ yếu đến từ đóng góp của công nhân (chiếm nhiều nhất khoảng 86%, kế đến là thuế, rồi trái phiếu kho bạc), và những người được hưởng từ đóng góp đang diễn ra chỉ khoảng chưa tới 3,05% thôi, nên tất nhiên nguồn tiền nhãn rỗi dư thừa ấy thì họ đem đầu tư như cho chính phủ liên bang vay chẳng hạn, như họ chuyển qua trái phiếu kho bạc, và chính quyền Mỹ phải trả lãi bình thường, và hãy nhớ rằng hình thức đầu tư tạo ra nợ này nó không được phép dùng cho mục đích đầu tư thương mại.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở đây: https://www.ssa.gov/history/briefhistory3.html , https://www.ssa.gov/OACT/TRSUM/index.html ,...về các khoản nợ của Mỹ thì bạn đọc truy cập hồ sơ ở đây: https://www.treasurydirect.gov/NP/debt/current , về tổng quan nợ công của Mỹ thì chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley (NYSE: MS) đã phân tích nhiều lần rồi, nên tôi không đề cập nó nữa, vì nó rất dài.
Cái chuyện cần rõ là việc vay nợ của chính quyền Mỹ từ Quỹ uỷ thác An sinh Xã hội, đó là những chính quyền của những ông Tổng thống Mỹ ưa chuộng mượn tiền từ Quỹ uỷ thác An sinh Xã hội này, vì quỹ này nó luôn đạt thặng dư rất lớn.
Đối với nợ nần và vay nợ của Mỹ nó do quốc hội giám sát rất chặt chẽ và thông qua Bộ Tài chính Mỹ quản lý nợ, nó rất minh bạch, và các khoản nợ ấy của Mỹ là an toàn nhất thế giới.
Riêng đối với VN, có lẽ quốc gia này để chính phủ vay xem như là rủi ro mất nợ là khá cao, bởi ta thấy những người bổ nhiệm trong chính quyền ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì rất nhiều người học giả học rởm/dởm và chưa có kinh nghiệm về quản lý kinh tế cũng như toàn là những người của đảng gọi là nghị quyết, chủ trương lớn của đảng thì ta trở về quá khứ thì hầu hết các khoản đầu tư thất thoát thua lỗ đều do nghị quyết mà ra.
Thí dụ ta hay nói 16 thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì có ông tổ trưởng là ông Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, ông này học giả học rởm, học từ xa lấy bằng giả của đại học dởm bên Mỹ, rồi cái Siêu Uỷ ban quản lý tài sản quản lý hàng triệu tỷ bạc mới lập ra thì Chủ tịch Uỷ ban này là Nguyễn Hoàng Anh, đều xuất thân từ Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, miền núi, rất ít có kinh nghiệm trong quản lý vốn và đầu tư, và chỉ bơi lặn trong đảng thì rất rủi roc ho người dân VN cho họ vay tiền. Vì với chuyên môn ngành học chả liên quan gì tới quản lý rủi ro về thị trường vốn cả, bởi chỉ là Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Cử nhân lý luận chính trị,…nó chẳng liên quan gì đến lĩnh vực chuyên sâu và chuyên môn của quản lý rủi ro tài chính cả.
Đã thế mới đây, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà chính quyền của ông ta sẽ vay 324.000 tỷ đồng Chính phủ vay Bảo hiểm xã hội đó thì bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam làm lãnh đạo Petro Vietnam. Ông này là cháu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, và chưa có bất cứ kinh nghiệm lần nào về dầu khí hay là chuyên gia phân tích Commodities, như dầu thô, vàng, hàng hóa khác bất cứ một lần nào, và chưa có bất cứ bài viết nào về tài chính lần nào cả thì rất nguy hiểm, và ông này cũng là Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, một vùng miền núi chẳng có liên quan gì về vấn dề đầu tư vào dầu khí dễ bốc hơi này. Tức là hạt giống đỏ của đảng bổ nhiệm thì rất nguy hiểm. Vì thực tế quyết định bổ nhiệm đó được ông Phạm Minh Chính-Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và ông Chính này cũng chẳng có kinh nghiệm về thị trường ngày nào.
Chuyện nguy hiểm và liều lĩnh nữa là mới đây ông Trần Sỹ Thanh kiến nghị cho phép Tập đoàn Petro Vietnam chi thêm tiền để "cứu" dự án thua lỗ của dầu khí”, thực chất là xin tiền ngân sách đễ liều lĩn cứu các dự án “thua lỗ ngàn tỷ hay chục tỷ, kể cả trăm ngàn tỷ”, đó là tư duy rất liều mạng, vì ông này mới nhậm chức là chưa thể có bất cứ sự phân tích đánh giá nào về hiệu quả các dự án đó, và cũng chưa có bất cứ thứ gì liên quan đến 1 giọt dầu thì cũng liều mạng như thế thì quả là hết biết, vì các dự án đó quá lâu là cần coi cái công nghệ đó nó đã cũ nát lạc hậu là đập bỏ nó đi thay vì lại đòi ném tiền tỷ vào đó thì tiêu tùng.
Đó là các dự án đòi giải cứu:
1- Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc.
2- Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng.
3- Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai.
4- Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi.
5- Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ.
6- Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước.
7- Nhà máy thép Việt Trung.
8- Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.
9- Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex).
10- Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).
11- Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.
12-Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình.
(*) Vay tiền từ quỹ bảo hiểm an sinh xã hội nó không hẳn là xấu, nó vẫn là công cụ đầu tư rất tốt, miễn rằng người ta phải có đạo luật kiểm soát là vay để đầu tư vào mục đích gì. Trước đây Singapore tạo ra nợ để phát triển kinh tế thì hầu hết họ đều vay nợ từ quỹ an sinh xã hội. Đối với VN, họ vay nợ như thế này không có bất cứ đạo luật kiểm soát hay giám sát nó thì cần xem lại, vì vay cái đó chỉ được phép đầu tư vào nghiệp vụ nào?
Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán
Không có nhận xét nào