Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Formosa – cơ hội và thách thức cho xã hội dân sự.

Formosa – cơ hội và thách thức cho xã hội dân sự. Thảm họa môi trường do Formosa xả thải gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế...

Formosa – cơ hội và thách thức cho xã hội dân sự.
Formosa – cơ hội và thách thức cho xã hội dân sự.

Thảm họa môi trường do Formosa xả thải gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam, thiệt hại 0,3% GDP tức khoảng 510 triệu USD và 24.450 người thất nghiệp ( con số chính thức từ phía chính phủ đưa ra - theo trang mạng Dân Trí ). Về khía cạnh xã hội, sự kiện cá chết do ô nhiễm đã gây nên nhều đợt xuống đường phản đối Formosa. 

Hồi năm 2014 – 2015, việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội gặp phải nhiều phản ứng, kết quả là việc chặt hạ đã phải dừng lại trước sức ép của dư luận. Cũng từ sự kiện này mà một tổ chức xã hội dân sự “Vì cây xanh” ra đời. Đến nay, tổ chức này đã có những hoạt động tuyên truyền bảo vệ cây xanh và đã cử đại diện đi tiếp xúc với nhà tài trợ dự án là ADB ( hoặc JICA gì đó) đưa kiến nghị. Như vậy chứng tỏ rằng xã hội dân sự đã phát triển lên một tầm mức mới, có tổ chức bài bản và đường hướng, có kênh đối thoại với các chủ thể liên quan. 

Sư kiện Formosa cũng mở ra một cơ hội cho các tổ chức xã hội dân sự hình thành và hoạt động trong khuôn khổ xã hội dân sự.  Do lần này, sự cố phát sinh ở 4 tỉnh miền Trung, xét về mức độ phát triển là “vùng sâu vùng xa”, nhưng ý thức về thảm họa, về môi trường sống cũng đã lan đến cả nước. Các thành phố lớn và có điều kiện phát triển, mức sống cao không nên đứng ngoài cuộc. 

Việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi trước hết của người dân 4 tỉnh mền Trung bị thiệt hại do ảnh hưởng trực tiếp từ việc xả thải của Foromsa, tiếp đến là đấu tranh đi đến việc đóng cửa Formosa hoặc chí ít phải buộc Formosa tuân thủ các quy định về xả thải và bảo vệ môi trường. Xa hơn nữa, các tổ chức xã hội dân sự còn hướng đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thực hiện phản biện giám sát và đấu tranh vì môi trường sống cho hiện tại và các thế hệ tương lai với những dự án đã và sắp triển khai có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà nếu có sự cố xảy ra thì thảm họa có thể không hề thua kém thảm họa Formosa hoặc có thể bi kịch hơn gấp nhiều lần như: nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ( Bình Thuận), dự án thép Cà Ná ( Ninh Thuận), dự án thép – cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. 

Việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự cũng huy động được sức đóng góp và khả năng của các thành phần có tâm như giới luật sư, giới khoa học, giới trí thức "ngoài quốc doanh"  cùng góp phần phản biện, giám sát các dự án có nguy cơ về môi trường đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các cư dân bị ảnh hưởng bởi dự án ( di dời, giải tỏa, đền bù, sự cố phát sinh v.v…). tận dụng kênh truyền thông mạng xã hội để cạnh tranh với báo chí nhằm đưa tin đúng đắn, trung thực về sự cố môi trường. 

Với sự cố môi trường Formosa, các tổ chức xã hội dân sự sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc yêu cầu minh bạch hóa và công khái hóa thỏa thuận bồi thường của Formosa cũng như tiến trình nhận tiền đền bù và giải quyết việc làm sau sự cố,  tiến trình xử lý , tiến độ khắc phục các vi phạm của Formosa. Tạo ra kênh đối thoại và tăng sức ép lên trách nhiệm công khai, minh bạch và giải trình của một “chính phủ kiến tạo, liêm chính” (như thủ tướng từng nói).  

Việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự cũng tránh được sự nhập nhèm và chính trị hóa một vấn đề dân sự xã hội thuần túy. Tránh việc bị suy diễn, viện dẫn những điều luật thuộc về khía cạnh hình sự nhằm quy chụp và xử lý mà nếu không phải là các tổ chức xã hội dân sự sẽ có nguy cơ chiếu theo các điều luật đó. Tránh được thiệt hại về nhân sự từ phía những người có ý thức bảo vệ môi trường cũng như là những người dân bị tác động trực tiếp bởi sự cố khi bị hình sự hóa và chính trị hóa một hoạt động xã hội dân sự. 

Và cuối cùng là một khi đã thành thục một xã hội dân sự, có được uy tín và sự ủng hộ trong quần chúng, với những ai có tham vọng chính trị thật sự thì đây sẽ là bàn đạp để họ bước chân vào con đường chính trị chuyên nghiệp sau này.
Nguồn:Hồ Đông Thụy

Không có nhận xét nào