GẠC MA - NỖI ĐAU VẪN CÒN ĐÓ ! ( 14/3/1998 - 14 /32018 ) Mỗi năm cứ gần đến ngày 14/3, ký ức đau thương lẫn căm hờn lại nhói lên trong trái t...
GẠC MA - NỖI ĐAU VẪN CÒN ĐÓ !
( 14/3/1998 - 14/32018 )
Mỗi năm cứ gần đến ngày 14/3, ký ức đau thương lẫn căm hờn lại nhói lên trong trái tim mỗi người dân đất Việt.
Đã 30 năm trôi qua, nỗi đau vẫn còn đó, vết thương chưa thể lành khi một phần máu thịt thiêng liêng của dân tộc vẫn còn nằm trong tay quân Trung Quốc xâm lược.
......
Tại đảo Gạc Ma lúc 6 giờ sáng ngày 14/3/1988, khi các chiến sĩ Tàu HQ-604 và 1 phân đội Công binh Hải quân chuyển vật liệu vào xây đảo, thì bất ngờ phát hiện 4 tàu đen xì của Trung Quốc lao tới với tốc độ cao. Ngay lập tức, Trung tá Trần Đức Thông đã lệnh Thiếu úy Trần Văn Phương cùng 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh cơ động bằng xuồng máy, nhanh chóng vào bãi cạn đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc.
Các chiến sĩ đứng thành vòng tròn bất tử, phía sau lưng là cờ Tổ quốc, phía trước đối mặt với kẻ thù. Khi thấy ta cho lực lượng lên bảo vệ cờ, tàu Trung Quốc đã thả 2 xuồng đổ bộ và 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo Gạc Ma nã đạn.
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa 3 chiến sĩ Hải quân Việt Nam với 8 tên lính tàu chiến Trung Quốc có vũ khí hiện đại ngay trên Gạc Ma. Thiếu úy Trần văn Phương trúng ngay loạt đạn đầu của chúng. Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam bị một tên lính “mặt đen” dựt phắt ném xuống chân. Nhanh như cắt, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh đã cắm lá cờ của Việt Nam lên đảo. Cũng ngay lúc đó, tàu Trung Quốc đã tiếp tục thả 3 thuyền nhôm và 40 tên lính đổ bộ lên đảo. Thuyền trưởng tàu HQ-604 Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội, sử dụng vũ khí AK47, RPD, B40,B41 chống trả quyết liệt, yểm trợ cho đồng đội.
Tàu Trung Quốc lập tức tập trung hỏa lực mạnh nã pháo vào tàu HQ-604. Tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Trung tá Trần Đức Thông và tất cả cán bộ chiến sĩ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh lúc giằng co với lính chiến tàu Trung Quốc cắm cờ Tổ quốc lên đảo lần 2, bị lê của tên lính đâm xuyên vai trái và một viên đạn xuyên lưng trái. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương. Trước lúc hi sinh, Phương hô vang “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân."
Nhìn đồng đội và con tàu HQ-604 đang chìm dần xuống biển bởi những đợt tấn công dữ dội bằng pháo của đối phương, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã quyết định lao cả con tàu lên bãi cạn Cô Lin với mục đích giữ đảo. Phát hiện tàu HQ-505 tiến vào bãi cạn, tàu Trung Quốc đã quay sang tấn công tàu HQ-505 bằng những loạt đạn pháo dữ dội. Tàu HQ-505 bị bốc cháy khi 2/3 thân tàu nằm trên bãi cạn Cô Lin. Đó là lúc 6h sáng ngày 14/3/1988.
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa cán bộ chiến sĩ Hải quân Lữ đoàn 125, Trung đoàn 83 công binh với tàu Trung quốc ngày 14 /3/1988 là cuộc chiến đấu cam go và tổn thất. Trong cuộc chiến đấu ấy, 3 tàu của ta bị chìm và cháy, 3 chiến sĩ anh dũng hi sinh, 11 chiến sĩ bị thương, 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh ( sau này đã trao trả ) , 64 người đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương.
Bãi cạn Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bất hợp pháp từ đấy.
.......
30 năm, thời gian quá dài và quá đủ để chúng ta nhìn nhận lại một sự thật hiển nhiên dù nó rất phũ phàng và đau xót. Rất đáng để chúng ta thêm một lần trăn trở, là tại sao một sự kiện như thế lại không hề được nói tới một từ nào trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành. Dù những cuốn sách đó được viết, bổ sung, chỉnh sửa và tái bản nhiều lần sau khi sự kiện này xảy ra?
Viết để khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và ý chí quật cường. Đừng đánh đồng chép sử là hiếu chiến, là kích động hận thù. Ngoại giao, hoà hiếu..không đồng nghĩa với lãng quên, im lặng và phủ nhận.
Lịch sử đã sang một trang mới, song những gì mà những người lính hải quân chiến đấu ở Gạc Ma ngày ấy vẫn in đậm trong ký ức những người còn sống. Các anh đã ngã xuống để non sông đất Việt mãi mãi trường tồn, để Gạc Ma sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam...
Lê Hồng Hà
Không có nhận xét nào