Tại sao bộ trưởng lại cứ phải cố giành cho mình một "suất" giáo sư? Có phải chăng có quyền lực rồi vẫn chưa đủ, cái ta kiếm tì...
Tại sao bộ trưởng lại cứ phải cố giành cho mình một "suất" giáo sư?
Có phải chăng có quyền lực rồi vẫn chưa đủ, cái ta kiếm tìm là quyền lợi dẫu..hư danh ?
Phùng Xuân Nhạ vào TW tháng 1/2016, được phê chuẩn bộ trưởng Giáo Dục 4/2016, thì đến tháng 10/2016 có trong danh sách phong GS ..Kinh tế.
Đến nay, Phùng Xuân Nhạ vướng vào "chuyến tàu vét" giáo sư, mà mình là chủ tịch hội đồng. Thêm nữa, vụ "tự đạo văn" cũng thêm phần lao đao.
Nguyễn Thị Kim Tiến, dù không trúng UVTW khoá 12, vẫn được ưu ái vị trí bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2.
Mặc dù sóng gió vụ án VNpharma buôn thuốc ung thư giả (có dính dáng đến người nhà của mình) vẫn còn đó. Nhưng có lẽ, chưa bằng lòng với chức danh PGS, Kim Tiến cũng muốn ta là...Giáo sư.
GS.TS Phạm Gia Khải - nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai - cho rằng ở mỗi trường đại học, quá nhiều giáo sư và phó giáo sư sẽ dẫn đến trường hợp họ lấy danh này để làm việc khác không phải giảng dạy.
Danh hiệu giáo sư hay phó giáo sư chỉ nên dành cho những người giảng dạy ở cơ sở đào tạo nhất định. Vì chỉ người giảng dạy mới có những bí quyết nghề nghiệp, đáp ứng việc hỏi và đáp. Người làm quản lý, ở phòng trà, chỉ có trình độ giáo sư mà không giảng dạy thì không nên.
Theo GS Khải, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không cần có chức danh giáo sư vẫn nổi tiếng, nếu làm tốt công việc của mình. Khi bộ trưởng không làm giáo sư, có lẽ hình ảnh của bà sẽ tốt hơn.
“Tôi nhớ cố Bộ trưởng Y tế Vũ Văn Cẩn (1914-1982) từng ngăn cấp dưới đăng ký phó giáo sư. Cố bộ trưởng nói: 'Anh làm quản lý thì không nên ham chức danh giáo sư, phó giáo sư làm gì cả'. Ngày ấy, tất cả cấp dưới của cố bộ trưởng làm chức năng quản lý Nhà nước không xét duyệt chức danh này. Bây giờ, tôi thấy đông giáo sư, phó giáo sư quá, thành ra loạn", ông Khải nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, bày tỏ những năm trước, khi còn là thành viên của hội đồng xét duyệt chức danh phó giáo sư, giáo sư ngành y, có tình trạng ứng viên đến gặp, biếu quà để “mua danh”. Vì vậy, chuyện ngày nay ứng viên có tiêu cực là điều không khó hiểu.
Theo các quy định hiện hành, GS, PGS ở đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học; nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.
GS, PGS được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học - công nghệ, xây dựng các chương trình, đề án phục vụ công tác quản lý và các điều kiện cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó là quyền lợi nhất định trong việc nâng ngạch lương.
Bổ nhiệm vào ngạch GS - giảng viên cao cấp (mã ngạch 15.109) thì bậc lương có hệ số cao hơn 1 bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang được hưởng. Trường hợp đã hưởng lương ở ngạch GS - giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậc lương liền kề.
Bổ nhiệm ngạch PGS - giảng viên chính (mã ngạch 15.110) có bậc lương có hệ số cao hơn 1 bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng. Trường hợp đã hưởng lương ở ngạch PGS - giảng viên chính được xếp lên 1 bậc lương liền kề.
Nếu đã hưởng bậc lương cuối cùng, hoặc đã hưởng thụ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch được bổ nhiệm thì được tính thêm 5% phụ cấp thâm niên vượt khung.
Thông tư liên tịch số 28 của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 còn đưa ra nhiều quy định có lợi cho GS, PGS hơn nữa.
Theo đó, đang giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh GS, hưởng mã số lương 15.109 thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
Khi đang giữ ngạch giảng viên cao cấp, mã số 15.109 thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 và được xếp lương lên một bậc trên liền kề của bậc lương chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Trường hợp đang giữ ngạch PGS - giảng viên chính, mã số 15.110 thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
Lê Hồng Hà
Không có nhận xét nào