Theo Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền đối với trẻ em được quan tâm và đặt lên hàng đầu: Điều 20 1. Mọi người có quyền bất khả x...
Theo Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền đối với trẻ em được quan tâm và đặt lên hàng đầu:
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 37
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Lại theo Luật Trẻ em 2016 quy định:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻem dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặctrẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thânthể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hànhvi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hiệp quốc đã ghi rõ tại Lời nói đầu rằng:
Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em, “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”.
Và tại Điều 19 khoản 1 văn bản này ấn định:
1. Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp,hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc , bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.
Vì vậy,
Để những người dạy học (giáo viên) có thể đủ tri thức và hiểu biết về những quyền cơ bản của con người thì trước hết họ phải được giáo dục và truyền đạt về những giá trị căn bản này trong Hiến pháp, luật pháp và những Điều ước quốc tế liên quan một cách thường xuyên như là một điều kiện bắt buộc trong chương trình giáo dục. Nếu không họ sẽ là những người tạo nên những lỗ hổng về quyền con người, nhất là đối với trẻ em, và chính họ cũng có thể xâm hại vào quyền trẻ em mà cũng không hề hay biết mà thậm chí có khi còn coi đó là những hành vi được phép thực hiện.
Không có nhận xét nào