Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biể...
Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.
Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.
I. TẠI SAO LẠI QUẢNG CÁO CHO SỨC MẠNH HOANG VẼ CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC?
1. Có bao nhiêu phim trên thế giới, hà cớ chi mà phải tuyên truyền không công cho hải quân Trung Quốc?
2. MỘT TẤC LÊN TRỜI là máu bốc phét muôn đời của Trung Quốc. Đưa sức mạnh của hải quân Trung quốc lên mây xanh để đe dọa và làm nhụt ý chí của người Việt phải không?
3. Bối cảnh của phim Điệp vụ Biển Đỏ (Operation Red Sea) xảy ra ở Biển Đỏ châu Phi. Nhưng kết thúc phim thì "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Qúy vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy rời đi ngay lập tức!" (với phụ đề rành rành “South China Sea”). Thế mà 7 thành viên “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện” vẫn duyệt!
4. Lỗi của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện” là rất lớn. Phải kỷ luật các thành viên thẩm định và giải tán Hội đồng.
II. BAN TUYÊN GIÁO ĐÃ BỎ TRỐNG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH!
Theo Hiệp hội Phát hành - Phổ biến phim thì doanh nghiệp nước ngoài chiếm hơn 65% thị phần rạp chiếu phim và gần 70% thị phần phát hành phim.
Công ty TNHH CJ CGV (đơn vị nhập phim Điệp vụ Biển Đỏ) có 80% vốn đầu tư là của nước ngoài.
Theo Wikipedia thì tại Việt Nam, CJ CGV hiện sở hữu 53 rạp chiếu phim, chiếm hơn 40% thị phần rạp chiếu phim của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Phát hành - Phổ biến phim thì CJ CGV thống lĩnh hơn 40% thị phần rạp chiếu và hơn 60% thị phần phát hành phim điện ảnh tại Việt Nam.
Ban Tuyên giáo chỉ chăm chăm quản lý 800 tờ báo và truyền hình mà thả lĩnh vực điện ảnh để cho nước ngoài nắm quyền kiểm soát. Có phải Ban Tuyên giáo cho rằng lĩnh vực điện ảnh thì ít nguy cơ tự diễn biến?
III. NGƯỜI VIỆT ĐANG CHỊU NỀN THỐNG TRỊ CỦA PHIM TRUNG QUỐC
1. Công ty CJ CGV và các công ty kinh doanh điện ảnh khác, vì lợi ích kinh tế sẽ nhập bất cứ phim gì về Việt Nam. Họ bất chấp lợi ích của Việt Nam. Họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Những phim ăn khách, bất chấp độc hại cho người xem Việt hay xâm phạm lợi ích quốc gia Việt Nam, họ sẽ tìm mọi cách để được thông qua cửa “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”. Kể cả sử dụng tiền bạc, quà cáp.
2. Trung Quốc là nước có mục tiêu xâm lược văn hóa. Nhiều phim Trung quốc được cho không. Không chỉ không mất tiền mua mà còn được hỗ trợ tài chính, vật chất và phương tiện để quảng cáo cho Trung Quốc. Phim Trung Quốc là nguồn lợi nhuận lớn của các hãng kinh doanh phim. Do vậy phim Trung Quốc đã đang và sẽ ngày càng tràn ngập nhiều hơn ở thị trường điện ảnh Việt Nam.
3. Ngoài các rạp chiếu, phim Trung Quốc được chiếu nhiều trên truyền hình. Mỗi tỉnh thành (và thậm chí đến huyện) đều có kênh truyền hình riêng. Việt Nam đang có trên 70 kênh truyền hình được nuôi bằng nguồn kinh phí nhà nước. Hơn 70 kênh truyền hình này, hầu như ngày nào cũng chiếu phim Trung Quốc.
4. CJ CGV có vốn đầu tư áp đảo đứng tên từ Hàn Quốc. Cho nên, ngoài nguồn phim Trung Quốc, thì phim Hàn Quốc cũng sẽ tràn ngập thị trường điện ảnh Việt Nam.
IV. DUYỆT PHIM RÁC THÌ LÀM SAO CHO XUỂ?
1. Như ở trên đã đề cập, các công ty kinh doanh phim sẽ nhập bất cứ phim nào có lợi nhuận lớn, bất chấp lợi ích của Việt Nam. Họ sẽ sử dụng mọi biện pháp, kể cả biếu xén, để các phim đưa về cho họ nhiều lợi nhuận được chiếu ở Việt Nam.
2. “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện” làm sao đủ thời gian để kiểm duyệt?
3. Người xả rác, người quét rác thì làm sao quét cho xuể?
V. AI TRẢ TIỀN CHO HỘI ĐỒNG DUYỆT PHIM?
Có hai câu hỏi hiển nhiên là :
1.Ai trả tiền cho Hội đồng duyệt phim?
2. Các công ty nhập phim có tác động lên Hội đồng duyệt phim?
VI. HÃY TỈNH GIẤC
Con đường xâm lược văn hóa qua phim ảnh là to lớn và vô cùng nguy hiểm.
Người Việt Nam đang phải chịu đựng sự thống trị của phim Trung Quốc.
Hãy tỉnh giấc.
P/S
VỪA NHẬN ĐƯỢC TIN TRUNG QUỐC CHI 2 TRIỆU USD ĐỂ PHIM ĐƯỢC CHIẾU Ơ VN. XIN ĐĂNG TRẢ LỜI PV CỦA BÀ ĐINH THANH HƯƠNG:
Bà Đinh Thanh Hương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME), đơn vị từ chối hãng Bona Film Group phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam đã có những thông tin chia sẻ sau những ồn ào xoay quanh bộ phim và khâu kiểm duyệt.
– Được biết, Galaxy là đơn vị đầu tiên được Bona Film liên hệ để phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ”. Tuy nhiên cuối cùng khi xin giấy phép và trình chiếu lại là CGV, vậy thông tin trên có chính xác không thưa bà?
Thông tin trên là sự thật. Cuối năm 2017, hãng phim Bona có liên hệ với Galaxy để thương thảo hợp đồng phát hành. Tuy nhiên sau quá trình làm việc, phía Galaxy đã từ chối.
– Lý do vì sao bà cũng như Galaxy từ chối, phải chăng bà đã đoán trước được tình huống sẽ xảy ra hiện tại?
Ban đầu, chúng tôi nhận định bộ phim này sẽ không thể vượt qua kiểm duyệt theo các quy định của Bộ Văn hóa, cụ thể là Cục Điện ảnh cùng Hội đồng thẩm định phim Quốc gia. Vì thế chúng tôi thẳng thừng từ chối, mặc dù những điều kiện Bona đưa ra hoàn toàn có lợi cho Galaxy
– Bà có thể nói rõ hơn lí do không ạ?
Phía Bona đã chi 1 TRIỆU USD cho Galaxy để xin giấy phép và phát hành “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam mà không cần lợi nhuận. Bộ phận kiểm duyệt của Galaxy xem xét, nhận thấy nhiều phân cảnh trong phim không phù hợp, đặc biệt là phân cảnh cuối phim gây hiểu lầm về chủ quyền biển đảo có liên quan đến Việt Nam. Phía chúng tôi đã làm việc và yêu cầu Bona phải cắt những phân cảnh nhạy cảm trên phim. Tuy nhiên phía Bona không đồng ý.
– Vì không có tiếng nói chung nên Bona và Galaxy không thể hợp tác?
Đúng vậy, mặc dù sau đó phía Bona lại quyết định CHI TRẢ GẤP ĐÔI SỐ TIỀN BAN ĐẦU, 2 TRIỆU USD cho Galaxy CHỈ VỚI ĐIỀU KIỆN GIỮ LẠI PHÂN CẢNH CUỐI CỦA BỘ PHIM. NGOÀI SỐ TIỀN ĐÓ BONA KHÔNG YÊU CẦU LỢI NHUẬN, PHÍA BONA CÒN ĐI KÈM ĐIỀU KIỆN SẼ THỰC HIỆN CHI TRẢ TOÀN BỘ CHI PHÍ CHO Galaxy nhằm quảng bá bộ phim tại Việt Nam.
Thế nhưng, chúng tôi vẫn buộc phải từ chối vì phía giám định nội bộ của Galaxy cho rằng bộ phim này không thể vượt qua kiểm duyệt của Cục Điện ảnh nếu không cắt đi phân cảnh nhạy cảm cuối phim.
– Vậy bà nghĩ sao khi đến tay CGV thì lại có thể vượt qua được kiểm duyệt và phát hành rộng rãi tại Việt Nam?
Đây là vấn đề nội bộ của CGV và Hội đồng thẩm định phim Quốc gia, vì thế chúng tôi xin được từ chối bình luận.
-Xin cảm ơn bà.
Thanh Duy thực hiện
http://kenh13.net/phia-tq-chi-2-trieu-usd-de-phim-diep-vu-bien-do-duoc-duyet-trinh-chieu-tai-viet-nam.html
Không có nhận xét nào