Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ VỤ THỪA HƠN 600 GIÁO VIÊN Ở ĐĂK LĂK

ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ VỤ THỪA HƠN 600 GIÁO VIÊN Ở ĐĂK LĂK Khi mạng xã hội đăng tải hình ảnh giáo viên bức xúc trước quyết định cho nghỉ việc h...

ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ VỤ THỪA HƠN 600 GIÁO VIÊN Ở ĐĂK LĂK
Khi mạng xã hội đăng tải hình ảnh giáo viên bức xúc trước quyết định cho nghỉ việc hàng loạt, mà chưa biết rõ bản chất của vấn đề. Cụ thể, từ 2011 đến tháng 11- 2015, UBND huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng với 588 giáo viên và 80 nhân viên trường học. Lúc đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ là chủ tịch UBND huyện ký hầu hết. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ ông Kỷ là dân Hà Tĩnh, lúc đầu có nhiều đồng hương tại chỗ nhờ một biên chế giáo viên, sau đó, thì nhiều người dân quê nhảy vào miền đất mới để tìm cuộc mưu sinh, sẵn sàng tốn tiền để cho một suất hợp đồng, xa hơn là vào biên chế. Sau nhiều đơn tố cáo của cán bộ, Sở Nội vụ kiểm tra thì phát hiện huyện Krông Pắc ký hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao hơn 32 hiệu phó và 605 giáo viên. Sự việc được báo cáo lên Tỉnh ủy Đắk Lắk. Sau đó Tỉnh ủy kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Sỹ Kỷ, rồi cuối tháng 12/2015 đưa ông về Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, với mục tiêu chính là chống tham nhũng. Bởi Tỉnh ủy nghĩ rằng, ông này đã nhúng chàm ( tính bình quân 150 triệu/ 1 người, 300 triệu cho 1 suất hiệu phó cũng gần  200 tỷ), thì sẽ lôi ra được nhiều anh khác. Ông Y Suôn Byă - chủ tịch thay thế ông Kỷ cũng theo “con đường xưa” của tiền nhiệm, nên đã bị Thường vụ Tỉnh ủy thành lập tổ kiểm tra để xác minh việc ông này liên quan đến tuyển dư giáo viên.
Còn nhớ, năm 2017, dư luận dậy sóng khi gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ (Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk) xây biệt thự trái phép bề thế trên đất nông nghiệp ở tổ dân phố 11, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột. Gia đình cho rằng biệt thự này trị giá 3 tỷ đồng. Số tiền này do ông Kỷ gom góp để dành trong thời gian làm lãnh đạo tranh thủ chạy xe ôm. Không những thế, con trai vị này là Nguyễn Sỹ Kỷ Nguyên cũng đã xây Showroom ôtô (số 172 đường Lê Duẩn, phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột) không có giấy phép. Tuy nhiên, hiện nay, dù xây không phép nhưng nó vẫn tồn tại. Và, ông vẫn đường đường công khai rằng là quan chống tham nhũng ở địa phương.
P/S: 1/Ngôi biệt thự là do chạy xe ôm mà có, còn tuyển dư nhiều giáo viên hợp đồng là do thương dân quê mới nhận.
Ngôi biệt thự là do chạy xe ôm mà có, còn tuyển dư nhiều giáo viên hợp đồng là do thương dân quê mới nhận.

2/ Showroom của con trai ông là do cháu tự có vươn lên lập nghiệp. Một gương sáng trong phong trào khởi nghiệp của tỉnh Dăk Lăk
Ngôi biệt thự là do chạy xe ôm mà có, còn tuyển dư nhiều giáo viên hợp đồng là do thương dân quê mới nhận.


Duy Khánh 

Không có nhận xét nào