Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Khi đất nước này lãnh đạo mãi mê làm kinh tế

Khi đất nước này lãnh đạo mãi mê làm kinh tế Có vẻ như Tổng Trọng trước khi về hưu đang muốn làm một chuyện lớn về kinh tế để không th...

Khi đất nước này lãnh đạo mãi mê làm kinh tế


Có vẻ như Tổng Trọng trước khi về hưu đang muốn làm một chuyện lớn về kinh tế để không thua kém những đồng chí của họ. Vì bề nào Tổng Trọng cũng từng đi học thêm lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (tức là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay). Đó là hiện nay Tổng Trọng đang giành hay dành (tiếng Việt thật rắc rối về chữ r,d,g)  lấy các nghiệp vụ điều hành kinh tế của Chính phủ, ban bộ từ ngân hàng trung ương cho đến bộ tài chính,….và các đàm phán đối tác thương mại,…

Cụ thể ta dễ thấy ra là Tổng Trọng gần đây dành lấy các phát biểu về kinh tế, dự trữ ngoại hối, đầu tư, rồi công bố tăng trưởng GDP kinh tế cũng như dành quyền đi công du nước ngoài và ký kết các vấn đề thương mại đầu tư kinh tế,…để sánh ngang bằng với đồng chí danh sách dưới đây mà tôi sẽ đề cập.

Tổng Trọng không muốn mình kém Phùng Xuân Nhạ, vì ông này cũng chỉ từng là Cán bộ giảng dạy, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nguồn dẫn tiểu sử cổng thông tin chính phủ), và không hiểu sao sau này chuyển nghề qua ngành nghê giáo sư tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, gọi tắt là giáo sư tiến sĩ kinh tế. Dù ông này đang đương chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong khi Nguyễn Thiện Nhân, cũng là ngang cấp với Tổng Trọng, vì là ủy viên Bộ Chính trị, ông Nhân này là kỹ sư tiến sĩ lấy bằng từ Đại học Kỹ thuật Magdeburg, Đức, nhưng cũng làm giáo sư tiến sĩ kinh tế học vĩ mô mà không chịu làm nghiệp vụ của một kỹ sư.

Nguyễn Chí Dũng- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông này học kỹ sư chuyên ngành ngành máy xây dựng ở Đại học giao thông đường sắt và đường bộ, khỗn nỗi ông này cũng chua bao giờ biết về máy móc là gì cả, nhưng không hiểu sao cũng chuyển đổi nghề nghiệp làm chuyên ngành Tiến sĩ Quản lý Kinh tế, và đứng đầu ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thậm chí những ông bà làm việc ở quốc hội, ủy ban ngan sách quốc hội hay các vấn đề kinh tế của quốc hội thì cũng có nghề ban đầu là học kỹ sư, sau đó cũng chuyển qua làm kinh là học ở đâu ra cái học hàm giáo sư tiến sĩ kinh tế.

Vũ Đức Đam-Phó Thủ tướng Chính phủ, ông này cũng chuyển nghề, vì ban đầu từ những năm 90 làm nghề nghiệp Kỹ sư về bưu điện, rồi 4 năm sau không hiểu học ở đâu mà có bằng “phó tiến sĩ kinh tế”, nay gọi là “tiến sĩ kinh tế”. Chuyên môn đào tạo từ “lò ấp trứng tiến sĩ” mà ra, đó là chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế từ  Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, vì ông Đam này bảo vệ luận án phó tiến sĩ từ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, nó thuộc cái lò ấp trứng tiến sĩ mà hiện nay người ta đang phẫn nộ vì cái Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam này là cơ quan chủ quản của cái lò ấp trứng tiến sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội, vì cứ 1 ngày mấy phút gì đó nó cho ra lò một tiến sĩ.

Ôi thôi nói ra không hết, và có lẽ nhiều người sẽ giật mình là thần tượng của ông Thủ tướng trẻ tuổi Vũ Đức Đam, hay Tổng Trọng. Đó là tất cả đều kinh tế ảo giác. Tổng Trọng thì cố gắng ký được cái Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trước khi về hưu, và tới Pháp quốc Âu châu thì bị xem thường ngay chính trên đất Pháp chứ đừng nói các nước thành viên EU nói đến. Đúng là vì đâu đến nỗi để họ xem thường mình như thế.

Trong sự nghiệp tôi làm giáo sư tài chính dạy học cho các nhà đầu tư ở Tokyo, Thượng Hải, Hồng Kông, và đã làm phụ tá kinh tế từ Đại học Cornell, đó là tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào rối loạn mà còn náo loạn như VN này, họ học gian trá mà nói đúng hơn là xảo trá để cố học kinh tế, lấy bằng tiến sĩ kinh tế háo danh để được nắm quyền, nắm giữ tài sản, tài nguyên của quốc gia bằng mọi giá, họ mê làm kinh tế đến mức khó tưởng tượng nổi. Rốt cuộc, đầu óc thì ngắn về kinh tế, nhưng hay mơ chuyện dài về kinh tế. Kết cục toàn chuốc thất bại từ thất bại này đến thất bại kia, bây giờ họ lại đi tìm mô hình kinh tế “đặc khu kinh tế”. Một mô hình kinh tế đã lạc hậu họ lại đi sau lượm nhặt. Trước đó là đi theo mô hình các "Chaebols" Nam Hàn, hay các "Keiretsu" của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước đây như việc lập ra “các quả đấm thép vina”, kết cục cũng chuốc thất bại.

Phương Thơ

Không có nhận xét nào