Khi cô giáo quỳ xuống: Đạo đức xã hội đang ở đâu? Trích: "Hậu quả của những cuộc thí nghiệm Cái gọi là "Cuộc Cách mạng về tư tưởng...
Khi cô giáo quỳ xuống: Đạo đức xã hội đang ở đâu?
Trích:
"Hậu quả của những cuộc thí nghiệm
Cái gọi là "Cuộc Cách mạng về tư tưởng và văn hóa" XHCN đã tạo nên nhiều điều kỳ quái trong xã hội Việt Nam vốn có hàng ngàn năm phong kiến và thuộc địa. Cái kỳ quái đó là những sự đi ngược chiều với lịch sử với truyền thống dân tộc cũng như những tiêu chuẩn văn minh bình thường.
Nếu trước đây sự xưng hô nề nếp trong gia đình giữa vợ chồng, bố mẹ và con cái, họ hàng và xã hội được hết sức coi trọng, lớp lang được tổ chức chi tiết và khắt khe, tạo ra những thuần phong mỹ tục, thì những năm cộng sản, người ta xây dựng mối quan hệ "đồng chí" và "bình đẳng" giữa "đồng chí vợ với đồng chí chồng, đồng chí cháu với đồng chí ông nội".
Nếu như trước đây truyền thống người Việt là kính già, yêu trẻ, thì ngày nay, các sản phẩm thí nghiệm kia, đã thực hiện điều ngược lại: Bản thân mình là quan trọng nhất.
Nếu trước đây, tính cách người Việt vốn được dạy dỗ rằng "Giữa đường thấy sự bất bằng không tha" thì giờ đây, việc giúp kẻ hoạn nạn là điều xa lạ và trở thành kẻ ngu xuẩn bởi xã hội không có chỗ cho những hành động đó, nhường chỗ cho sự cướp bóc, hôi cuả trở thành bình thường.
Nếu như trước đây, người dân Việt Nam vốn được dạy dỗ theo truyền thống "tôn sư, trọng đạo" là một trong những nét cần thiết, cơ bản để làm nên nhân cách một con người trong xã hội phong kiến. Thì mấy chục năm qua, với "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" kia, học sinh ngày nay đã thực hành ngược lại.
Hệ thống tư duy và giáo dục cộng sản với phương châm "Hồng hơn chuyên" chính là thủ phạm đã tạo nên những quái gở trong xã hội.
Sâu xa hơn, hệ thống tư tưởng Mác - Lenin vô thần với chủ nghĩa duy vật tôn sùng vật chất là bản chất của việc đưa xã hội đi đến ngày hôm nay.
Trong khi đó, hệ thống giáo dục không vì con người, mà chỉ vì sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản, họ chỉ muốn chế tạo ra các sản phẩm làm công cụ nhằm bảo vệ sự thống trị độc tài của mình. Do vậy các sản phẩm méo mó là điều hiển nhiên.
Điều này giải thích vì sao, dù là trường học đào tạo Kỹ sư, bác sĩ hoặc công nhân, thì việc học Chủ nghĩa Mác - Lenin lại quan trọng hơn tất cả mọi đào tạo chuyên môn.
Và kết quả là hệ thống tư tưởng vô thần đã chế ngự toàn xã hội Cộng sản, trở thành nguyên nhân của mọi sự hư hỏng, của sự lạc hướng không riêng của ngành giáo dục và cả dân tộc Việt Nam.
Khi giáo viên quỳ xuống
Theo dõi tin tức báo chí mấy hôm nay, riêng về ngành giáo dục, cả đất nước xôn xao vì nhiều sự kiện diễn ra liên tiếp. Đó là hệ thống danh sách những người đạt chuẩn Giáo sư được ra và hứng chịu sự bất bình của xã hội. Người ta đã chỉ ra những bất cập ở những tên tuổi, sự nghiệp và sản phẩm của họ có xứng đáng với học hàm Giáo sư hay không? Sự phản ứng đó đã nhanh chóng có tác dụng đến mức Hội đồng Giáo sư đã phải điều chỉnh lại danh sách của mình cách nhanh chóng. Kết quả là đã loại ra khỏi danh sách đến 95 người, trong đó có Bộ trưởng Bộ giáo dục, bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều đó nói lên rằng: Nếu xã hội không lên tiếng, cứ để mặc cho bộ máy nhà nước tự tung tự tác, thì riêng năm 2017, sẽ có gần 100 giáo sư "oan". Điều này cũng đồng nghĩa với việc học hàm giáo sư chỉ là một tấm vải màu mè nhằm lòe thiên hạ và... rút tiền dân. Đó là chưa kể cả hàng chục ngàn giáo sư, phó giáo sư nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn hết sức tệ hại thậm chí không có lấy một phát minh nào.
Sau câu chuyện phong giáo sư, người ta lại rộ lên câu chuyện ngày 28-2, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Bình Chánh bắt cô giáo phải quỳ trước mặt, để nhằm "giáo dục" cho cô giáo biết phải quỳ là như thế nào khi bắt học sinh mình quỳ trong giờ học.
Điều đáng nói, là những phụ huynh đã buộc cô giáo đang dạy dỗ con mình phải quỳ xuống là đảng viên, luật sư(!).
Chưa xong câu chuyện cô giáo phải quỳ, thì ngày 2-3, cô giáo Cao Thoại Như bị một học sinh lớn tiếng chửi mắng và lao tới bóp cổ trước sự chứng kiến của nhiều người.
Những sự việc liên tục diễn ra trong xã hội, đã buộc những người kiên trì nhất cũng phải lắc đầu ngao ngán.
Nếu có thể nói một từ để đánh giá nền giáo dục Việt Nam, thì chỉ có thể dùng từ: Loạn.
Người ta đi tìm nguyên nhân, mổ xẻ những khía cạnh vì sao có những hành động đó ở một đất nước đã có truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đời nay. Người ta nói đến nhiều điều, nhưng điều cốt lõi nhất người ta không dám đụng đến. Đó chính là sự lạc hướng của "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" mà Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố cách đây hơn 2/3 thế kỷ.
Nền giáo dục này hoàn toàn dựa trên chủ nghĩa Mác - Lenin vô thần, duy vật chất, loại bỏ tín ngưỡng, thần thánh ra khỏi xã hội, bằng cách này hay cách khác hết sức tinh vi. Khi mà hệ ý thức tư tưởng này không thay đổi, thì không chỉ ngành giáo dục mà cả đất nước, xã hội này sẽ còn loay hoay, tụt hậu và suy đồi không lối thoát.
Như chúng tôi đã phân tích trên đây, với "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" này, đảng cộng sản đã sản xuất ra những công cụ méo mó và khuyết tật chỉ với mục đích bảo đảm sự độc tài của mình. Và chính những sản phẩm đó ngày nay đã ở những cương vị lãnh đạo xã hội từ Tổng bí thư cho đến anh cán bộ xóm. Kết quả là chúng ta đang thấy một xã hội kiểu "phong kiến XHCN" với hệ thống vua tập thể và là hang ổ của tham nhũng, trộm cướp của người dân.
Thế rồi, những sản phẩm, những quái thai đó đã tiếp tục sản sinh ra lớp quái thai mới tiếp tục tàn phá xã hội, đất nước và dân tộc này.
Và họ cứ đưa xã hội, đất nước đến bờ của sự diệt vong, nô lệ và tàn lụi. Điều này diễn ra trên khắp mọi mặt, mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.
Những câu chuyện trong ngành giáo dục chỉ là những điển hình được nhìn thấy, được đánh giá qua lăng kính dư luận xã hội.
Ở đó khi cô giáo phải quỳ xuống, là khi đạo đức xã hội đã chìm sâu xuống bùn đen."
Bài viết đầy đủ ở đây:
Không có nhận xét nào