Khi còn là sinh viên ở ANU năm 1999 lần đầu tiên tôi ký vào một kiến nghị chính trị (do một hội sinh viên ở đó khởi xướng) yêu cầu chính phủ...
Khi còn là sinh viên ở ANU năm 1999 lần đầu tiên tôi ký vào một kiến nghị chính trị (do một hội sinh viên ở đó khởi xướng) yêu cầu chính phủ Úc đưa quân đội vào can thiệp ở Đông Timo. Lúc đó sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Indonesia, tình hình an ninh ở Đông Timo cực kỳ rối loạn mà có thể đằng sau những vụ giết chóc, đốt phá là chính phủ Indonesia muốn ngăn cản tiến trình độc lập của nước này. Chính phủ John Howard lúc đó chần chừ một phần vì muốn chờ nghị quyết LHQ, một phần vì ngại Indonesia. Chẳng biết có phải vì bản kiến nghị của bọn sinh viên chúng tôi không :) mà Howard cuối cùng đã chịu đưa quân đội vào giữ trật tự vào lập ra chính phủ đầu tiên của Đông Timo.
Nói dài dòng như vậy để thấy Úc có công/vai trò quan trọng trong quá trình giành độc lập và lập quốc của Đông Timo. Có lẽ với tâm lý như vậy nên nhều chính trị gia của Úc từ đó đến nay luôn cho rằng Đông Timo phải nhượng bộ Úc về việc phân định biên giới biển giữa 2 nước. Phía Úc cho rằng từ thời Đông Timo còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha ranh giới biển của Úc đã được xác định chạy theo thềm lục địa (continental shelf) từ đất liền của Úc.
Tuy nhiên nhà nước Đông Timo mới cho rằng nếu đồng ý với ranh giới biển như vậy thì Úc sẽ chiếm khoảng 80% diện tích eo biển giữa 2 quốc gia. Nếu công bằng và theo tinh thần UNCLOS thì ranh giới phải là đường trung tuyến. Vụ tranh chấp kéo dài cho đến tận đầu năm 2018 mới kết thúc với kết cục Úc chấp nhận vẽ lại đường ranh giới sử dụng đường trung tuyến. Dù Đông Timo phải chấp nhận nhượng bộ một số quyền lợi dầu khí (cho các mỏ dầu hiện hữu) không hoàn toàn được chia 50/50 như ranh giới biển, nhưng có thể nói Úc đã hành xử văn minh theo đúng tinh thần UNCLOS chứ không cậy nước lớn hay kể công.
Theo Lê Hồng Giang.
Không có nhận xét nào