KHI HỆ THỐNG GIÁO DỤC VN BỊ TAN VỠ BỞI NHỮNG KẺ HỌC KINH TẾ Trước ta nhắc lại nhân vật bất tài vô năng lực nhất đặt nền móng cho nền ...
KHI HỆ THỐNG GIÁO DỤC VN BỊ TAN VỠ BỞI NHỮNG KẺ HỌC KINH TẾ
Trước ta nhắc lại nhân vật bất tài vô năng lực nhất đặt nền móng cho nền giáo dục VN đi xuống. Đó là ông Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân. Là giáo sư Kinh tế, tiến sĩ ngành Điều khiển tự động hóa (ông này đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ GD & ĐT một thời gian khá dài. Hiện nay hiện giữ chân đứng ở chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thiện Nhân lấy bằng hay phong bằng Giáo sư kinh tế (năm 2002).
Nhân vật thứ 2 là ông Phạm Vũ Luận, đã lãnh chức Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kể từ năm 2010. Ông Luận này được cho là có bằng Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại Liên Xô với đề tài "Phân phối Xã hội chủ nghĩa”. Hiện nay gọi là Giáo sư Tiến sĩ Kinh tế học.
Nhân vật thứ 3 thì còn tồi tệ nữa, đó là ông Phùng Xuân Nhạ, mới trước đây chỉ là “Cán bộ giảng dạy, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.”. Theo trích dẫn tiểu sử của Chính phủ VN. Vậy mà không hiểu làm sao lại có văn bằng Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế. Có lẽ nhân vật đình đám học giả, bằng giả này ai tinh vi sẽ rõ về cách học và lấy văn bằng của họ.
Kết cục toàn là những kẻ gieo rắc nổi kinh hoàng cho mầm móng tương lai ở VN, họ, những người này có lẽ đã phá tan nát nền giáo dục của VN. Bây giờ và về sau vẫn thế là hệ thống giáo dục cứ trôi vào vòng luẩn quẩn bởi một cụm từ đang reo rắc sự thất bại của VN trên nhiều thứ, đó là đa số họ có thêm văn bằng Lý luận chính trị: Cao cấp.
Trong lĩnh vực ngành nghề khác, có lẽ người nhà ở VN ít theo dõi thành tích phá nát như tương các ngành nghề công nghiệp ở VN, hay các chức vụ tổng quản trị CEO các tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước cho đến bộ trưởng các chức vụ gây ra thảm cảnh cho VN như các dự án lỗ lã hàng tỷ USD,… thì đều mang cái bóng dáng của những kẻ có văn bằng gọi là “giáo sư tiến sĩ kinh tế”.
Đã từ rất lâu rồi, kể từ khi chính quyền của Tổng thống Bill Clinton xóa bỏ cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam vào quãng những năm 1994, và thiết lập bang giao với VN ngay sau một năm sau là năm 1995, thì những năm sau này ít ai biết, bởi vì thời đó có vẻ như Internet và mạng xã hội chưa có thì ở VN người ta dễ dùng văn bằng giả, học giả công khai là rất lộ liễu. Cụ thể như thời đó nhiều người quan chức ở VN hay khoa trương cụm từ mà họ đăng trên báo giấy là ghi cái tên giáo sư tiến sĩ, kỹ sư,…trước cái tên rất lộ liễu mà trong hồ sơ báo giấy cũ có nhiều người Việt Nam tặng tôi mà họ lưu trữ lại thì tôi rất ngạc nhiên, kể cả thời gian từ năm 2007-2011, và gần đây vẫn còn, thậm chí có những đại biểu quốc hội các khóa cũ cũng hay khoa trương viết cái tên rất dài học hàm học vị ra rồi mới ghi tên họ, và nó chỉ biến mất và xóa mất thời gian gần đây thôi, khi người ta bắt đầu chú ý soi vào thành tích văn bằng họ thì nó mới hết còn ồn ào như xưa nữa.
Qua đó nó cho thấy một thời gian rất dài là ở VN người ta sống trong thế giới bị mắc lừa quá lâu bởi cái háo danh tiến sĩ kinh tế.
Hiện nay có khá nhiều người hay hỏi tôi là làm thế nào để nhận biết người tài thực sự, người học thực sự và có kinh nghiệm thực sự để họ kỳ vọng người đó lãnh đạo quốc gia hay lãnh đạo cấp bộ trưởng để đất nước đi lên sau nhiều chục năm ì ạch.
Trước hết, tôi nói rằng thời đại ngày nay rất dễ để có thông tin hồ sơ nhận diện họ. Cụ thể có người nói với tôi rằng hiện nay ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam - Nguyễn Chí Dũng có được thực tài và thẳng thắn như ông Bùi Quang Vinh trước đó hay không nếu xét lý lịch thành tích.
Trước hết tôi trả lời rằng, ông Bùi Quang Vinh là con người thẳng thắn dễ thân thiện, nếu ai họp báo hay trả lời báo chí của nước ngoài hay trong nước họ thì ông Vinh này là con người rất dễ tiếp xúc và ai cũng mến ông ta cả. Ông Vinh ít khi nào ghi tên nào là giáo sư, tiến sĩ hay thạc sĩ gì đó trước cái tên như những người kế nhiệm hay tiền nhiệm ông ta mà ông ta chỉ ghi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh,….
Đối với ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì ta nên thận trọng điều này, đó là chuyên môn tiểu sử họ ghi rất mơ hồ dưới thời Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng chả hiểu sao tiểu sử chuyên môn là Tiến sĩ kinh tế, hay Tiến sĩ Quản lý Kinh tế gì đó thì quả là chuyện lạ khó tin nổi ở VN. Vì năm 29 tuổi trong hồ sơ tiểu sử bạn đọc dẫn nguồn cho tôi ở đây: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=1534&govOrgId=2856
Đó là năm 1989 (so với năm sinh 1960) thì ông Nguyễn Chí Dũng này còn là “Bộ đội biệt phái, Chuyên viên Vụ I, Bộ Giao thông vận tải” thì làm sao mà có thể còn học được đến cấp “Tiến sĩ Kinh tế” ở đâu ra thì khó hiểu nổi, nên người ta cũng không ngạc nhiên khi ông ta có những phát ngôn về kinh tế hay các dự án kế hoạch đầu tư rất buồn cười mà nếu áp dụng thi hành dự án đó thì hậu quả rất khôn lường cho người dân VN.
Ôi thôi, kết luận của tôi là nếu nói mãi về chuyện này rất nhàm chán và bực tức nên tôi không trả lời hồ sơ về văn bằng của quan chức VN nữa. Vì moi ra ai thì ai cũng như nhau cả.
Cách tốt nhất bạn đọc để ý những kẻ học hành hai văn bằng như đang là kỹ sư lại có bằng kinh tế như thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, tài chính hay quản trị kinh doanh gì đấy thì ta hết sức chú ý những con người này là thường gây họa cho quốc gia họ.
Hãy nhớ rằng chẳng ai phải bắt bẻ họ phải là tiến sĩ cả, họ có thể chỉ cần trình độ cử nhân đại học thôi mà học thật như những sinh viên họ học liên tục còn trẻ thì rất khá rồi, vì quan chức Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc có những người tài năng làm chức vụ lớn họ cũng chỉ học và ghi cử nhân đại học kinh tế, hay kỹ sư,….thôi, cũng chả ai soi mói vào đó phải chê bai họ cả, chả ai chú nó đâu, chỉ có người cộng sản ở VN họ sùng bái bằng cấp thái quá để tiến thân hoặc để vùng vẫy muốn làm con hổ con rồng kinh tế Á châu khi quốc gia này hội nhập nên ai cũng có bằng tiến sĩ kinh tế mà còn kèm cụm từ rất “hạt nhân” như họ ghi ông này bà kia giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng viện gì đó đi kèm cái tên rất khủng bố người khác bằng học hàm học vị ghê gớm,….
Cụ thể hiện nay báo chí ở VN họ còn hay ghi như Phó giáo, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam, kiêm vai trò 15 thành viên tổ tư vấn chính phủ rồi mới ghi cái tên Trần Đình Thiên rất vô duyên.
Có lẽ họ nghĩ là họ mang cái tên có học hàm ghê gớm ấy để hay định hướng phân tích vĩ mô kinh tế cho nhà nước VN khiến ai cũng nghĩ họ nói đúng và học thuật hiểu biết rộng để dễ tuyên truyền là vậy, có lẽ lý luận ấy chắc là đúng chứ không sai.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE:MS)
KHI HỆ THỐNG GIÁO DỤC VN BỊ TAN VỠ BỞI NHỮNG KẺ HỌC KINH TẾ |
Không có nhận xét nào