Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI MỸ CẤM VẬN LIÊN BANG NGA

KHI MỸ CẤM VẬN LIÊN BANG NGA Trước hết trong kinh tế học và kinh nghiệm đầu tư khi một nước nào đó cấm vận nước kia thì họ đang xét đ...

KHI MỸ CẤM VẬN LIÊN BANG NGA


Trước hết trong kinh tế học và kinh nghiệm đầu tư khi một nước nào đó cấm vận nước kia thì họ đang xét đến vai trò ngoại thương của nước đó trong hồ sơ ai đang chiếm thế thượng phong và quyết định tung ra đòn trừng phạt đối phương.

Đó là trường hợp nước Nga mà câu chuyện hàng ngày các chuyên gia kinh tế VN ở các viện nghiên cứu đại học nhiều năm họ hay phân tích nước Mỹ hay Tây phương cấm vận Nga thì Nga chỉ có lợi mà phần thiệt thòi sẽ nghiêng về Mỹ hoặc EU và họ hay viện dẫn những lý thuyết kinh tế nhảm nhí học ở bên Nga-Xô xưa kia để phân tích nó chứ không có kinh nghiệm phân tích về kinh tế thị trường đang diễn ra thực tế. Vì ở VN người ta thống kê hơn 50% tiến sĩ là công chức đảng viên. Tức là loại tiến sĩ rởm.

Trở lại hồ sơ Mỹ cấm vận Nga thì tôi đi vào phân tích ngắn gọn vài dòng thì mọi người ai cũng dễ nhận ra là nước Nga bị thiệt hại chứ không phải Mỹ. Cụ thể ta nhắc lại vai trò ngoại thương giữa Mỹ và Nga tuy không đáng kể bao nhiêu nhưng nó cũng gây thiệt hại đáng kể cho Nga.

Đó là trao đổi bán buôn hai chiều giữa Mỹ và Nga rất ít. Nếu tính năm gần nhất là năm 2016 thì trao đổi bán buôn hai chiều giữa Nga-Mỹ đạt khoảng 20,3 tỷ USD. Trong đó Nga bán hàng qua Mỹ 14,6 tỷ $, và Mỹ bán hàng qua Nga chỉ khoảng 5,8 tỷ $. Tổng cộng Mỹ nhập siêu của Nga 8,8 tỷ $, tức là Nga đạt thặng dư thương mại với Mỹ 8,8 tỷ $. Năm 2015 Nga đạt thặng dư thương mại với Mỹ 9,3 tỷ $, năm 2014-Nga vẫn tiếp tục đạt thặng dư thương mại với Mỹ đến con số gần 13 tỷ $, rồi năm 2013 thì cao hơn lên tới gần 16 tỷ $, năm 2012 cao hơn nữa là Nga đạt thặng dư thương mại với Mỹ đến con số 18,7 tỷ $, năm 2011 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại với Nga lên đến 26,3 tỷ $,….tức là Mỹ thường xuyên bị thâm hụt thương mại với Nga.

Qua con số đó cho ta thấy Mỹ cấm vận Nga thì nước Nga sẽ bị thiệt hại nặng nề chứ không phải Mỹ, vì Nga cần bán hàng qua Mỹ nhiều hơn chứ Mỹ bán hàng qua Nga không bao nhiêu cả. Ta thấy kể từ khi Mỹ cấm vận Nga khi Tổng thống Putin lùa quân xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine thì trao đổi ngoại thương giữa Mỹ và Nga giảm dần (không tính đối tác Âu châu) thì nền kinh tế Nga héo úa co cụm dần.

Cụ thể ta thấy Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Nga được WB bút ghi theo báo cáo của thống kê Nga thì GDP của Nga từng đạt mức cao nhất trong năm là 2.230,60 USD vào năm 2013. Sau 1 năm sau bỏ đi năm 2014 thì tính đến năm 2015 Mỹ, Âu châu, Nga gia tăng căng thẳng cấm vận ăn miếng trả miếng thì năm 2015 thì GDP của Nga từ một nước có tư cách là nền kinh tế xếp hạng 8 của thế giới là đứng trên Hàn Quốc, Canada,…. Thì năm 2015 GDP của Nga rơi xuống hạng khỏi Top 10 và xếp sau Hàn Quốc. Đó là năm 2015 GDP của Nga đạt 1.365,9 tỷ $, năm 2016 thì GDP của Nga chỉ còn 1.283,2 tỷ $ (tức là giảm đi 947,4 tỷ $ kể từ năm 2013). Qua đó nền kinh tế Nga qua năm 2016 bị đẩy xuống hạng 12 của thế giới. Với con số GDP sút giảm gần 1000 tỷ $ để cáng đáng cho dân số Nga 146 triệu dân thì nước Nga bị thiệt rất nặng là đẩy lợi tức thu nhập của người Nga và nền kinh tế của họ quay về những năm 2007-2009.

Cộng thêm việc nền kinh tế Nga hiện nay đã chạy hết công suất để sản xuất khi Nga lùa hết mức nhân công đưa vào lao động sản xuất, Vì dễ thấy tỷ lệ thất nghiệp của Nga ở mức rất thấp gần bằng mức thấp kỷ lục đạt được vào năm 2014 của họ. Đó là tỷ lệ thất nghiệp ở Nga hiện nay chỉ vào khoảng 5,1% thôi (thấp nhất 4,80% năm 2014). Đó là thấp hơn dưới mức trung bình của Nga nhiều năm mà tỷ lệ này duy trì bình quân 5,3%.

Nước Nga đang khốn đốn nhiều thứ, dù lãi suất ngân hàng và lợi suất trái phiếu dài hạn do chính phủ Nga phát hành có giảm, nhưng phí tổn phải trả mà Nga phải trang trải tài chính ở mức khá cao là cao hơn cả những năm 2007. Tiền tệ Ruble Nga vẫn đang giảm giá trị rất lớn so với những năm 2010 là chỉ khoảng trên dưới 30 Ruble mua được  1 USD, thì nay vẫn còn phải tới gần 58 Ruble = 1 USD, có lúc phải mất gần 83 Ruble mới mua được 1 USD trong tháng đầu tiên của năm 2016.

Qua bằng đó vài ý phân tích thôi nó cho thấy nền kinh tế Nga rất yếu ớt và bị thiệt hại nặng. Vì khi tiền Nga rớt giá như vậy chắc chắn tư bản tài chính Nga đã rút chạy ra nước ngoài, phần còn lại nếu ở lại Nga thì phá sản tan tành, đó là dễ thấy hệ thống tài chính ngân hàng Nga phá sản rất nhiều mà ít ai biết.

Ở VN người ta trích dẫn báo Nga của Putin làm Tuyên giáo khi nói rằng mới đây Nga đã thanh toán hết nợ nần của nước  ngoài, kể cả các khoản nợ mà Nga mượn IMF,…và các quỹ thị trường tiền tệ. Đó là sự dối trá của Putin. Vì thực tế Nga hiện nay vẫn đang ôm món nợ nước ngoài rất lớn. Đó là lớn hơn cả kho dự trữ ngoại tệ 419 tỷ $ (vì Nga đang nợ nước ngoài hiện nay là 532 tỷ $ hết tháng 7 của năm 2017 với phí tổn lợi suất trái phiếu mà Nga phải trả lãi cao hơn cả VN vay nợ). Đó là sự dối trá bịp bợm thường thấy của người Nga vẫn còn ảnh hưởng cái thói mị dân thời cộng sản Liên Xô.

Vì mắc nợ như vậy nên Nga rất khó đi vay nợ thêm vì chi phí lợi suất trái phiếu rất cao do mắc nợ nhiều. Với cái nền kinh tế méo mó què quặt hiện nay của Nga là GDP chỉ đóng góp 2,07% của nền kinh tế thế giới thì thuần về kinh tế thì nước Nga có hiện diện hay không có hiện diện trong sân khấu kinh tế thế giới cũng chả sao cả. Vì Nga là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của thế giới rất ít, đó là xếp sau cả Thailand và chỉ đứng trước VN chút ít mà thôi.

Thực tế nước Nga chỉ có những thứ võ khí đe dọa được thế giới đó là cái kho võ khi hạt nhân cũ nát, và tài nguyên nhiều, vì Nga là quốc gia to lớn nhất thế giới. Đó là những thứ võ khí mà Nga có được khi họ hờn dỗi và hay mang ra để dọa thế giới chứ trọng lượng kinh tế của Nga thì rất kém. Vì dễ thấy Ngân hàng trung ương Nga có cắt hạ lãi suất hay phá giá đồng tiền của họ thì cũng chẳng có bất cứ thị trường nào để ý nó cả, vì nó chẳng có tác động ảnh hưởng tới ai cả.

(*) Phương Thơ -- Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào