Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI TTCK VN ĐANG ĐƯỢC BƠM BÓNG ĐỂ CHẠY THEO THÀNH TÍCH NGUY HIỂM NHẰM PHÁ KỶ LỤC ĐỈNH CŨ

KHI TTCK VN ĐANG ĐƯỢC BƠM BÓNG ĐỂ CHẠY THEO THÀNH TÍCH NGUY HIỂM NHẰM PHÁ KỶ LỤC ĐỈNH CŨ TTCK VN đang được nuông chiều đà tăng bong bóng quá...

KHI TTCK VN ĐANG ĐƯỢC BƠM BÓNG ĐỂ CHẠY THEO THÀNH TÍCH NGUY HIỂM NHẰM PHÁ KỶ LỤC ĐỈNH CŨ

TTCK VN đang được nuông chiều đà tăng bong bóng quá nóng. Nó đang là nhà vô địch bơm bóng mạnh nhất trên các thị trường Châu Á, thậm chí là đứng đầu Top trong các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chỉ số chính VN-Index của VN đang có màn trình diễn cô độc trên TTCK thế giới là nó tăng giá một mình đi ngược với đà tăng của các nước có ngành công nghiệp cạnh tranh tốt hơn VN. Tính từ đầu năm 2018 cho tới nay thì chỉ số VN-Index tăng được +17,79%, trong khi chỉ số chứng khoán chính của Malaysia là FTSE Bursa Malaysia KLCI Index - Kuala Lumpur Composite Index chỉ tăng được 2,61%; Các TTCK chủ lực của Thailand là Thailand SET Index chỉ tăng được 2,63%, Indonesia sụt -1,04%, Ấn Độ giảm -3,34%, Philippines được biết qua chỉ số Philippines Stock Exchange PSEi Index sụt giảm tới -5,56% (đó là một số TTCK tính từ đầu năm 2018 cho tới nay).

Các TTCK trong nhóm CPTPP như FTSE Straits Times Index của Singapore tăng +2,62%, VN tăng 17,79%, Australia giảm -1,66%, New Zealand tăng 1,31%, Chile tăng 0,21%, chỉ số chứng khoán chính của Canada ở Toronto là S&P/TSX Composite Index thì tính từ đầu năm 2018 cho tới nay sụt giảm tới -3,82%, Mexico sụt giảm -3,80%, Peru tăng được +2,80%, Nhật thì chỉ số TOPIX -5,37%, trong khi Chỉ số Nikkei 225 cũng tính từ đầu năm cho tới nay thì giảm -6,57%.

Phương Thơ (MS): TTCK VN đang được nuông chiều đà tăng bong bóng quá nóng. Nó đang là nhà vô địch bơm bóng mạnh nhất trên các thị trường Châu Á, thậm chí là đứng đầu Top trong các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chỉ số chính VN-Index của VN đang có màn trình diễn cô độc trên TTCK thế giới là nó tăng giá một mình đi ngược với đà tăng của các nước có ngành công nghiệp cạnh tranh tốt hơn VN. Tính từ đầu năm 2018 cho tới nay thì chỉ số VN-Index tăng được +17,79%, trong khi chỉ số chứng khoán chính của Malaysia là FTSE Bursa Malaysia KLCI Index - Kuala Lumpur Composite Index chỉ tăng được 2,61%; Các TTCK chủ lực của Thailand là Thailand SET Index chỉ tăng được 2,63%, Indonesia sụt -1,04%, Ấn Độ giảm -3,34%, Philippines được biết qua chỉ số Philippines Stock Exchange PSEi Index sụt giảm tới -5,56% (đó là một số TTCK tính từ đầu năm 2018 cho tới nay).

Các TTCK trong nhóm CPTPP như FTSE Straits Times Index của Singapore tăng +2,62%, VN tăng 17,79%, Australia giảm -1,66%, New Zealand tăng 1,31%, Chile tăng 0,21%, chỉ số chứng khoán chính của Canada ở Toronto là S&P/TSX Composite Index thì tính từ đầu năm 2018 cho tới nay sụt giảm tới -3,82%, Mexico sụt giảm -3,80%, Peru tăng được +2,80%, Nhật thì chỉ số TOPIX -5,37%, trong khi Chỉ số Nikkei 225 cũng tính từ đầu năm cho tới nay thì giảm -6,57%.

VN gia nhập CPTPP thì còn lâu các nước mới thi hành bán buôn giảm thuế, nhưng ở VN đã tranh thủ bơm bóng đợi cơ hội giá tăng. TTCK tăng giá mạnh mà nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn thiếu vốn, đói vốn, sản xuất dư thừa thiếu thị trường để xuất khẩu, nhưng cổ phiếu vẫn được bơm bóng thì tôi e rằng đến một lúc nào đó cái TTCK VN xì bóng là chuyện dễ thấy ra.

Bởi vì hiện nay ngay cả Bangladesh, một quốc gia gần như có nhiều điểm tương đồng về các mặt hàng xuất khẩu như VN, đó là Bangladesh nổi tiếng là cường quốc xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới là chỉ xếp thứ hai của thế giới về xuất khẩu hàng hóa may mặc sau Trung Quốc mà thôi. Bangladesh cũng nổi tiếng xuất khẩu tôm đông lạnh và cá rất lớn, vậy mà thị trường cổ phiếu của Bangladesh theo dõi qua chỉ số Bangladesh Dhaka Stock Exchange Broad Index nếu tính từ đầu năm 2018 cho tới nay thì đã giảm đi 9,39% giá trị, nhiều nước có năng lực cạnh tranh cao hơn VN có các mặt hàng xuất khẩu tương đồng với nền kinh tế VN hiện nay thì giá cổ phiếu sụt giá chứ không tăng.

Kết luận của tôi hiện nay các mặt hàng xuất khẩu đông lạnh, tôm, cá, nhất là cá tra VN xuất khẩu qua thị trường Mỹ đã bị đóng cánh cửa khi Mỹ lấy cớ áp thuế chống bán phá giá đến cao khủng khiếp với cá tra VN tới 7,74 USD cho 1 kg cá tra. Điều đó nó sẽ dội thẳng vào các công ty sản xuất thức ăn cho cá lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cá của VN nếu có niêm yết giá chứng khoán sẽ bị khốn đốn. Dù rằng thị trường xuất khẩu cá tra và nông sản của VN có thể nhắm vào thị trường TQ, nhưng không dễ dàng chút nào khi TQ nổi tiếng “thích ăn ngon nhưng muốn giá rẻ”.

Chuyện cổ phiếu của VN bơm bóng và in giấy lấy tiền nó cũng dễ giải thích là vì sao chứng khoán của Eximbank, gọi là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đang có màn trình diễn quá xấu là họ hình như chấp nhận giá chứng khoán bốc hơi mấy ngàn tỷ VND để chây ỳ trả lại cho khách hàng dăm vài trăm tỷ VND. Đó là điều rất hi hữu là ở ngay bên TQ thì chỉ cần sự cố mấy ngàn RMB thôi thì ngân hàng họ nhanh chóng đền bù cho khách hàng trước rồi giải quyết điều tra sau nhằm tránh cho tâm lý giá cổ phiếu sụt giá.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào