Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẠI NÓI THÊM VỀ CÁI CHẾT NÔNG NGHIỆP VIỆT

Thông thường, để phát triển đất nước thì nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lợi thế của nước mình mà dốc toàn lực để đẩy cho nó phát tr...

Thông thường, để phát triển đất nước thì nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lợi thế của nước mình mà dốc toàn lực để đẩy cho nó phát triển thành ngành nghề chủ lực. Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, vậy tại sao không phát triển nông nghiệp như Úc hay Israel? Không làm quy mô và khoa học như họ thì chí ít cũng không để nông nghiệp bị tàn phá như hiện nay.

Để phát triển nông nghiệp thì phần cốt lõi là chính sách nhà nước. Để nông nghiệp sống được thì trước hết phải bảo vệ nó, khi bảo vệ thành công thì tính tới con đường hoạch định chính sách để phát triển. Giống như nuôi con vậy, làm cha mẹ thì trước tiên phải bảo vệ cho con mình đã, sau đó mới tính tới giáo dục cho nó nên người.

Trước hết là nói đến công tác bảo vệ. Thường thì người ta nghĩ rằng, bảo vệ nông sản trong nước chủ yếu là bằng cách đánh thuế nông sản nhập. Nhưng kì thực, đó chỉ là một trong các biện pháp bảo vệ nông sản trong nước mà thôi. Nếu Việt Nam ký thỏa thuận thương mại với đối tác khác, cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan để hội nhập cho cho công bằng thì sao? Thì lúc đó, nông sản còn non trẻ trong nước có thể bị đánh gục bởi nông sản ngoại. Như vậy chính phủ phải bó tay sao? Thực ra còn có nhiều giải pháp khác, ví dụ như có thể cho áp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép vv..

Biện pháp bảo vệ nông sản trong nước có rất nhiều cách, ngoài biện pháp đánh thuế và phi thuế được kể như trên, thì còn có một biện pháp nữa, cũng là một biện pháp phi thuế. Biện  pháp này tưởng như nhà nước làm là để bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng đó không phải là mục đích duy nhất. Nó còn có mục đích khác, mục đích hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền nông trong nước. Vậy đó là biện pháp gì? Đó là các cơ quan nhà nước phải bắt buộc thủ tục kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nông sản nhập, kiểm tra thành phần độc tố trong cá thịt nhập, hoặc kiểm dịch một cách nghiêm ngặt hàng gia súc gia cầm đối với hàng nhập. Phải xem đó là biện pháp bắt buộc. Nhật Bản và các nước tiến bộ khác họ làm rất nghiêm ngặt biện pháp này, nên hàng Việt Nam xâm nhập vào thị trường họ cực khó, mặc dù những cam kết trong hiệp định song phương họ không cấm nhập.

Giả sử toa xe lửa đang có 100 người. Nếu nhét đến 150 người thì chật như nêm. Như vậy nếu đã đạt 150 người mà lại tống thêm người mới lên thì người cũ sẽ rớt ra khỏi xe. Tương tự như vậy, thị trường nông sản Việt Nam đủ cho nông sản nội cung cấp, nếu để nông sản Tàu chảy vào thì tất nông sản nội sẽ bị ế, vì cung quá thừa. Như vậy, nếu là chính phủ có trách nhiệm thì phải dựng lên những lớp bảo vệ để chặn nông sản Trung Cộng. Có rất nhiều cách để bảo vệ nền nông nghiệp nước nhà. Có thể dùng phương pháp đánh thuế hoặc phi thuế, đặc biệt phương pháp phi thuế có rất nhiều cách kia mà?

Như ta biết, tất cả các nước trên thế giới dù cho nền nông nghiệp của họ rất mạnh, họ vẫn làm cách này hay cách khác nhằm dựng lên rào cản để bảo vệ nền nông nghiệp của họ. Vậy tại sao  một nước có nền nông nghiệp non trẻ yếu ớt như Việt Nam lại không hề có một lớp bảo vệ nào trước sự tấn công của hàng nông sản Tàu? Mâu thuẫn này cần phải có lời giải đáp rõ ràng.

Một nền nông nghiệp yếu ớt cần được bảo vệ mà lại buông thả cho nó sống vất vưởng sao nó sống nổi? Vậy chính phủ được sinh ra để làm gì? Để bảo vệ nền nông nghiệp nước nhà hay để tiếp tay cho bên ngoài đánh chết nền nông nghiệp Việt Nam? Không hề đánh thuế nông sản Tàu, không áp hạn ngạch nhập khẩu cho nông sản Tàu, không kiểm tra hóa chất bảo vệ thực vật với hàng nông sản Tàu, không kiểm tra độc tố trong hàng thịt cá, không kiểm dịch gia súc gia cầm, không ngăn chặn buôn lậu (thực chất chính phủ đã thả lỏng tất cả thì  hàng nông sản kém chất và độc hại ung dung vào cửa chính, cần gì phải buôn lậu trốn thuế?)

Tất cả đều hiện rõ mồn một, rằng chính phủ không dùng một biện pháp bảo vệ nào cho nền nông  nghiệp nước nhà. Vậy thì làm sao nông nghiệp không chết? Không kẻ nào khốn bằng kẻ tự tay giết con mình. Không chính quyền nào khốn nạn bằng chính quyền ra tay giết hại nền sản xuất nước nhà. Ai hiểu thì tất không thể dung thứ cho loại chính quyền như thế này. Còn không hiểu, thì như kẻ điếc không sợ súng, vẫn ung dung sống chung với một chính quyền đang hủy hoại đất nước.

Đỗ Ngà






Không có nhận xét nào