MARTIN FELDSTEIN Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đề xuất đánh thuế lên nhôm và thép nhập khẩu với đích nhắm là Trung Quốc, nhưng ...
MARTIN FELDSTEIN
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đề xuất đánh thuế lên nhôm và thép nhập khẩu với đích nhắm là Trung Quốc, nhưng không theo cách mà hầu hết các nhà quan sát nghĩ đến. Đối với nước Mỹ, vấn đề thương mại song phương quan trọng nhất chẳng liên quan gì đến việc chính quyền TQ thất bại trong chuyện giảm bớt việc sản xuất thép thừa mứa như họ vẫn hứa hay là ngưng việc trợ giá cho các mặt hàng xuất khẩu.
Giống như hầu hết các nhà kinh tế học và chuyên gia phân tích chính sách, tôi ủng hộ hàng rào thuế quan ở mức thấp hoặc hủy bỏ luôn thuế quan. Vậy thì, chính sách đánh thuế vào nhôm thép nhập khẩu của Tổng thống Trump nên được biện bạch ra sao đây?
Ông Trump ắt hẳn đã nhìn thấy những lợi ích chính trị, vốn tiềm tàng ở những vùng sản xuất nhôm thép và ở trong việc tăng thêm áp lực lên Canada, Mexico cũng như chính quyền của chính ông nhằm đàm phán lại Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Liên Au (EU) đã thông báo kế hoạch trả đũa nhắm vào hàng xuất khẩu từ Mỹ, những có lẽ cuối cùng rồi cũng đàm phán và chấp thuận giảm thuế áp lên những mặt hàng xuất khẩu Mỹ mà vốn dĩ đã cao hơn mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa từ Au châu.
Tuy nhiên, mục tiêu thực sự của thuế nhập khẩu nhôm thép lần này là TQ. Chính phủ nước này đã hứa hẹn hàng bao nhiêu năm nay là sẽ giảm công suất sản xuất thép, qua đó cắt giảm sản lượng thép thừa được bán qua Mỹ với mức giá đã được chính phủ TQ trợ cấp. Các nhà hoạch định chính sách ở TQ lâu nay trì hoãn thực hiện lời hứa dưới áp lực bảo hộ việc làm ngành nhôm thép trong nước. Thuế nhập khẩu của Mỹ sẽ ổn định những áp lực nội bộ đó và tăng thêm tính khả thi trong chuyện TQ sẽ giảm công suất sản xuất, vốn vẫn được trợ giá.
Quan thuế - tariffs – được áp chiểu theo một điều trong Bộ luật thương mại Mỹ nhằm phục vụ cho an ninh quốc gia, chứ không phải là chuyện đẩy ra hay nhận vào các đợt tăng giá cả. Do đó, chiến lược miễn thuế hàng nhập khẩu từ các đồng minh NATO, Nhật, Hàn đồng thời chĩa mũi dùi thuế quan vào TQ, nhân đó tránh nguy ở chiến tranh thương mại ở quy mô lớn hơn, là khả thi. Chính quyền hiện vẫn chưa thông báo là sẽ tập trung đánh thuế theo hướng kể trên, nhưng, xét đến cách các khoản thuế được đưa ra theo từng chặn, trong từng chặng đó lại co phép các đối tác thương mại đàm phán xin miễn, ta có thể thấy có lẽ kiểu lựa chọn mục tiêu như vừa nêu là kịch bản dễ xảy ra nhất.
Về phần nước Mỹ, vấn đề thương mại quan trọng nhất liên quan đến TQ nằm ở các cuộc chuyển giao thuật lý (technology) chứ không phải chuyện trợ giá nhôm thép. Mặc dù những chính sách trợ giá đó làm tổn thương các nhà sản xuất nhôm thép Mỹ thật, nhưng giá nhôm thép thấp cũng làm lợi cho các doanh nghiệp Mỹ hiện đang tiêu thụ 2 loại nguyên liệu này, cũng như làm lợi cho người tiêu dùng Mỹ mua hàng từ những doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, TQ hiện đang làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ một cách mờ ám qua việc ăn cắp các thuật lý do các doanh nghiệp Mỹ phát triển nên.
Mới vài năm trước đây thôi, chính phủ TQ vẫn còn đang dùng kỹ năng tấn công mạng tinh vi của Giải phóng quân nhân dân TQ để thâm nhập và đánh cắp thuật lý từ các doanh nghiệp Mỹ. Các quan chức TQ chối bỏ mọi hành vi sai trái tận cho đến khi Tổng thống Obama hội kiến Tập Cận Bình tại Cali tháng 6-2013. Obama đã đưa cho TCB xem bằng chứng chi tiết mà Mỹ đã thu được bằng hoạt động gián điệp mạng của nước mình. TCB lúc đó đã đồng ý không dùng lực lượng GPQ hay bất kỳ cơ quan chính phủ nào của mình để ăn cắp thuật lý của Mỹ nữa. Chuyện đó thì khó biết chắc thực hư, nhưng dường như các hoặc động đánh cắp bằng tấn công mạng cũng đã giảm đi nhiều.
Việc đánh cắp thuật lý bây giờ lại theo một kiểu khác. Doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở TQ phải chuyển giao thuật lý cho công ty TQ như một điều kiện để được chấp nhận cho tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp này “cam tâm tình nguyện” chuyện giao kỹ nghệ sản phẩm vì họ muốn tiếp cận thị trường 1,3 tỷ dân, với một nền kinh tế dường như cũng lớn bằng của nước Mỹ.
Các doanh nghiệp này than thở rằng yêu cầu chuyển giao thuật lý là một hình thức tống tiền moi của. Họ còn lo chính phủ TQ hay trì hoãn cấp phép cho họ tham gia vào thị trường cho đến khi nào công ty nội địa nắm vững cách vận hành thuật lý mới có được để tranh đoạt thị phần.
Nước Mỹ không thể dùng phương pháp lâu nay hay dùng để giải quyết tranh chấp thương mại hay cậy nhờ vào WTO để ngăn chặn hành vi của TQ. Nước Mỹ cũng chẳng thể nào lấy thuật lý TQ hay đòi công ty TQ phải chuyển giao thuật lý cho doanh nghiệp Mỹ, bởi lẽ người TQ đâu có những thuật lý tân tiến nhất mà các doanh nghiệp Mỹ cần.
Vậy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể làm gì để sân chơi được công bằng hơn đây?
Câu hỏi này đem chúng ta trở ngược lại vấn đề đề xuất thuế nhập khẩu nhôm thép. Theo góc nhìn của tôi, các chuyên gia đàm phán của Mỹ sẽ dọa áp thuế lên các nhà sản xuất nhôm thép TQ và qua đó thuyết phục chính phủ TQ từ bỏ chính sách đòi “tự nguyện” chuyển giao thuật lý vừa nêu. Nếu chuyện này xảy ra thật, và doanh nghiệp Mỹ có thể làm ăn ở TQ mà không bị buộc trả một cái giá quá quắc như vậy, chuyện dọa đánh thuế sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu trong chính sách thương mại (của nước Mỹ).
J.H. Nguyen dịch
Không có nhận xét nào