Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MOBIFONE - AVG, xào xáo từ chính trị. (600 tỷ nâng lên 9000 tỷ)?

MOBIFONE - AVG, xào xáo từ chính trị. (600 tỷ nâng lên 9000 tỷ)? HÌNH THỨC  Việc dùng doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp công, vốn nhà nước...

MOBIFONE - AVG, xào xáo từ chính trị. (600 tỷ nâng lên 9000 tỷ)?


HÌNH THỨC 
Việc dùng doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp công, vốn nhà nước: tiền của quốc gia, là tiền của nhân dân) mua tài sản của doanh nghiệp tư.

THỦ ĐOẠN
Bên mua và bên bán nâng giá mua bán tài sản lên cao hơn với giá thật của tài sản đó nhằm chiếm đoạt tiền của chủ thể khác (quốc gia, toàn dân). Vì bên mua là công chức dùng tiền của nhân dân chi trả cho bên bán là cá nhân. 

MỤC ĐÍCH.
Bên bán luôn muốn bán giá đắt. Bên mua luôn muốn mua giá rẻ. Bình thường trong mua bán, bên mua và bên bán thỏa thuận ở mức mà hai bên đều có lợi. Đó gọi là giá thật. Nhưng, trong vụ Mobifone - AVG, bên mua lại đồng ý chi trả cao gấp hàng chục lần so với giá trị thật của tài sản. Đó là trái mục đích mua bán. Vậy phải có mục đích khác. Đó là bên mua (là những người công chức, làm việc hưởng lương, nhưng tiền để mua tài sản là tiền của ngân sách, không phải tiền của họ) muốn moi rút tiền quốc gia (hiểu là tài sản công hoặc tiền của nhân dân).

PHẠM TỘI GÌ
Nếu có việc nâng giá thì có tội. 
Những người ký hợp đồng là những người làm việc Nhà nước, hưởng lương Nhà nước (nói cách khác làm việc quốc gia, hưởng lương của quốc gia), đối tượng của hợp đồng lại là tiền bạc của quốc gia chứ không phải của những người thực hiện hợp đồng. Những người thực hiện hợp đồng moi rút tiền quốc gia bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi làm nhiệm vụ. Gọi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Đó là theo ngôn ngữ trong luật hình sự. Nói cách dễ hiểu hơn. Ý chí và hành vi của những công chức đó là lừa đảo. Tiền họ lừa là tiền của quốc gia. Vậy, những quan chức đó có hành vi phản lại lợi ích của quốc gia. Tội của họ đồng nghĩa với tội phản quốc.

CẤU THÀNH TỘI.

Hợp động đã ký là ý chí bên mua, bên bấn đã được thể hiện. Hành vi của bên mua bên bán đã hoàn thành. Ý chí và hành vi đó đã xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba (quốc gia). Vậy ý chí và hành vi đó đã cấu thành tội phạm.
Trong một số hoàn cảnh như:
- Một hoặc nhiều người chưa phạm tội, nhưng đang chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 
- Một số người đang thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chỉ có khi đang chuẩn bị hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội và tự ý dừng lại thì mới được miễn trách nhiệm hình sự.

HỦY HỢP ĐỒNG. 
Hợp đồng Mobifone - AVG đã ký nghĩa là hành vi đã hoàn thành. Thậm chí nó đã được ký từ lâu (cách đây 2 năm), đã hoàn thành. Việc thanh toán còn thiếu 5% chỉ là nợ trong mua bán, chứ không liên quan đến ý chí mua bán. Phần nợ này chưa chắc đã có mà bây giờ do hai bên tự nói ra để phục vụ cho một biện luận là việc mua bán chưa hoàn thành hoặc là đó là lý do dẫn đến mâu thuân để hai bên hủy hợp đồng

Bây giờ bên mua và bán hủy hợp đồng. Hành vi này không thể xóa bỏ trách nhiệm của hành vi trước. Vì hành vi trước đã hoàn thành, nếu vi phạm đến bên thứ ba thì đã cấu thành tội phạm. Hơn nữa việc hủy hợp đồng lúc này là một gia đoạn khác, xảy ra sau khi có lệnh điều tra, xử lý. Ý chí lần này của hai bên phục vụ lợi ích khác cho hai bên. Nếu việc hủy này dẫn đến kết quả là bị hại được bù lại tài sản thì hành vi của chủ thể xâm phạm vẫn phải chịu trách nhiệm, có thể được giảm nhẹ hơn so với tình trạng khi lợi ích của bị hại không được đền bù.

MỤC ĐÍCH HỦY BỎ HỢP ĐỒNG. 
Có thể do bên (đã) bán muốn mua lại, bên (đã) mua muốn bán lại. Dù có như vậy thì giao dịch này là độc lập về ý chí và hành vi.

Có thể do bên "chống tham nhũng" (phe thanh trừng) đã đạt được mục đích mà không cần phải đưa bên tham nhũng (phe bị thanh trừng) vào tù. Do bên tham nhũng đã chịu khuất phục, bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lực và lợi lộc để bên thành trừng nắm giữ.

Đã mua, đã bán và trong mua bán đó đã chiếm được nhiều lợi   phẩm thì không có cớ gì bên bán mua lại, bên mua trả lại. Vì việc mua bán đó đã tạo ra lợi phẩm lớn cho cả hai nên. Trong khi việc hủy bỏ hợp đồng hay nói cách khác việc chuyển đổi tài sản lại theo chủ sở hữu ban đầu không mang mại lợi lộc gì cho hai bên cả.

Nếu bên "chống tham nhũng" cố tình chống bằng được thì bên tham nhũng hủy hợp đồng cũng không thể trốn tránh trách nhiệm được vi pham được. Vậy việc hủy bỏ hợp đồng không đáp ứng được cho tình huống này.

KẾT LUẬN
Chỉ còn lại viễn cảnh là việc hủy hợp đồng là kịch bản như là thủ tục che mắt công lý, như là câu chuyên mị dân để phục vụ mục đích của bên "chống tham nhũng" (bên thanh trừng và bên tham nhũng (bên bị thanh trừng) là việc chuyển giao quyền lực và lợi lộc mà thôi. Bên Củi giao cho bên Lò là Củi êm xuôi, Lò giành được quyền và lợi là đạt được mục đích. Lúc này Lò được thêm quyền lực, thêm lợi lôc và được cả thêm lòng dân - những người không hiểu đúng hậu trường chính trị lộn xộn này.

Không có nhận xét nào