Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Một người có thể chịu đựng được rơi xuống đáy tận cùng của sự thất bại bao nhiêu lần trong đời?

Một người có thể chịu đựng được rơi xuống đáy tận cùng của sự thất bại bao nhiêu lần trong đời?  Khó có thể nói được ai sẽ chịu đựng được sự...

Một người có thể chịu đựng được rơi xuống đáy tận cùng của sự thất bại bao nhiêu lần trong đời? 

Khó có thể nói được ai sẽ chịu đựng được sự tuột dốc hay rơi xuống đáy vực thẳm trong đời, nhưng có lẽ ngưỡng chịu đựng tùy theo ý chí, bản lĩnh và khả năng của bản thân người đó. 

Câu Tiễn là vua nước Việt thời Chiến Quốc, thua trận trước Phù Sai, bị bắt làm tù binh, chăn ngựa, phải chịu nhục ăn phân phân Phù Sai, nếm mật nằm gai nuôi chí phục thù để 10 năm đánh bại nước Ngô. 

Để chịu đựng nỗi nhục nhã của việc từ đỉnh cao hay chỉ ở mức thành công một chút mà rơi xuống tận cùng của sự thất bại, mất trắng tất cả, có cảm giác như một kẻ trong sòng bài, thua cháy túi. Có kẻ cay cú, có người không chấp nhận được tìm đến cái chết. Những ai từng chơi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều từng nếm trải cảm giác này. Thỉnh thoảng người ta lại thấy báo chí đưa tin, một người nào đấy nhảy lầu vì thua cổ phiếu....

Sự chịu đựng việc thất bại và rơi xuống tận cùng của cuộc đời còn đo lường lòng nhẫn nại, rèn luyện tính trầm tĩnh của người thất bại, và hơn hết là bài học kinh nghiệm quý giá rút ra sau những va vấp, té ngã,.. góp phần hun đúc cho ý chí và sự trân trọng thành quả có được, do đó sẽ giúp cho người đó giữ được thành quả lâu dài. 

Nhưng một con người có thể chịu đựng được bao nhiêu lần lên rồi xuống? Đặng Tiểu Bình được cho là người lãnh đạo của Trung Quốc cộng sản kiệt xuất sau Mao Trạch Đông, từng 3 lần xuống, 3 lần lên và chính điều này giúp cho Đặng hiểu được sự quý giá của đỉnh cao, sự tăm tối của vực sâu, sự đau đớn của rơi xuống đáy vực. 

Nếu chúng ta tự đặt mình vào một tiêu chuẩn "thành công" của bản thân ( hoàn toàn không phải theo chuẩn mực của số đông, hay của trào lưu như: tài sản, địa vị, quyền lực v.v..) chúng ta tự xác định "đỉnh cao" của chính mình nhưng trong tương quan tương đối với xung quanh. Để thấy rằng khi xuống hoặc lên, đều ở chừng mực chủ quan và tương đối, giúp chúng ta không bị hụt hẫng, đau khổ khi rơi xuống đáy hoặ vui mừng thái quá khi lên ở một mức nào đó mà ta cứ ngỡ sắp tột đỉnh.

Nhưng sự thực là sức chịu đựng của con người là hữu hạn. Nếu ngã nhiều lần, rơi xuống nhiều lần, e rằng người ta sẽ không còn đủ sức gượng dậy nổi, không thể "rũ bùn dứng dậy sáng lòa" được nữa. 

Bởi vậy hãy xem sự thất bại hay rớt xuống đáy là một cơn mê, để một mai qua cơn mê, ta thấy mình sẽ tự trân trọng và yêu quý bản thân. Thành - bại chỉ là sự cảm nhận tương đối, chúng ta cảm thấy mãn nguyện, hãnh diện hay tự hào về những điều làm được hay về bản thân chúng ta, mới là điều đáng được ghi tâm, và do đó nếu hành động theo tâm thế này, sớm muộn cũng sẽ leo lên đỉnh cao của chúng ta một lần nữa.

Hồ Đông Thuỵ


Không có nhận xét nào