Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYỄN HƯNG VIỆT - CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN

Giáo dục tạo ra 2 mục tiêu chính, đó là tạo đức và tri thức cho xã hội. Chính vì lẽ đó mà nó có câu "tiên học lễ hậu học văn", c...

Giáo dục tạo ra 2 mục tiêu chính, đó là tạo đức và tri thức cho xã hội. Chính vì lẽ đó mà nó có câu "tiên học lễ hậu học văn", câu khẩu hiệu được treo đầy các phòng lớp ở Việt Nam. Thời nào cũng vậy, đạo đức là quan trọng bậc nhất, sau đó mới đến tri thức. Câu khẩu hiệu thì rất đúng nhưng điều quan trọng là hãy nhìn CS làm gì với khẩu hiệu đó. Người ta nói "chiếc áo không làm nên thầy tu". Khẩu hiệu chỉ là chiếc áo, đạo đức xã hội được ví như bản chất của thầy tu. Thế nhưng ở Việt Nam, đạo đức chỉ có chiếc áo nên chẳng làm nên một xã hội sống đạo đức.

Khi bạn  có phẩm chất con người chính trực, thì bạn là người có đạo đức. Đạo đức không phải là dạ vâng, đạo đức không phải là khúm núm, và đạo đức càng không phải là sùng bái, đạo đức không phải là thỏa hiệp với cái xấu, đạo đức không phải là tiếp tay cho cái xấu vv.. Thế nhưng hãy nhìn kỹ xã hội này, chúng ta thấy gì? Đạo đức dường như biến mất. Một thất bại hoàn toàn của giáo dục.

Khi bạn học chuyên ngành y thì người thầy bạn phải là bác sỹ. Vì vậy. Tương tự vây, để là người thầy dạy cho lớp lớp học sinh thành những con người có đạo đức, thì chính bạn phải là người có đạo đức. Ai cũng biết chạy chọt là cái xấu, thế nhưng người giáo viên vẫn thỏa hiệp với nó. Trong toàn bộ nghành giáo dục, văn hóa thỏa hiệp với cái xấu của chính quyền đã ăn sâu vào máu của từng người. Vậy người giáo viên hiện nay giáo dục được gì cho thế hệ trẻ đây?

Ai cũng biết, chính quyền này có rất nhiều cái xấu, xã hội lên tiếng để nó tốt đẹp. Học sinh cũng bắt đầu biết học hỏi hành động người chính trực để lớn lên làm người ngay thẳng. Thế mà giáo viên lại cấm các em "đọc những trang Facebook phản động" để dập tắt mầm móng con người chính trực đang nảy mầm trong nó. Chính những người giáo viên như vậy đã cấm các em tiếp xúc chính trị, che mắt các em nhận thức sự thật. Rõ ràng làm như thế là bao che cho cái xấu xa  của chính quyền. Xã hội này đạo đức xuống thấp, tình người thiếu vắng, người ta sống vô cảm chính là kết quả từ việc  "trồng người" của các giáo viên hôm nay. Giáo dục nát tất xã hội nát. 

Là giáo viên mà thỏa hiệp với vấn nạn đút lót chạy chọt để được đi dạy thì đấy là người có đạo đức sao được? Một khi người giáo viên thỏa hiệp với cái xấu của chế độ đã là tấm gương xấu. Ấy vậy mà, và trong quá trình dạy, giáo viên lại cách li học sinh với sự thật bằng sự hù dọa cho chúng thì đấy là sự hủy hoại đi những tố chất có thể làm các em học sinh thành con người chính trực.

Chính trị là nguồn cội sinh ra những cái xấu trong lĩnh vực khác. Và chính nó đang gây ra cái xấu trong ngành giáo dục. Không quan tâm đến chính trị thì chính trị cũng tác động lên bạn, dạy học sinh tránh xa chính trị để sau này chúng nó lần lượt là nạn nhân chính trị thì đấy cũng là việc giáo dục thiếu đạo đức. Nhà nước xấu xa, phải lên tiếng, ở đâu cũng vậy thì cớ sao ở Việt Nam cứ mải thỏa hiệp, chịu đựng. Như vậy sẽ không thoát được sự tấn công của chính trị.

Nói chi đâu xa, hiện nay tình hình chính quyền vắt chanh bỏ vỏ đang diễn ra với giáo viên . Tại Đắk Lắk đã xảy ra chuyện sa thải giáo viên khi chính quyền đã lừa lấy hết tiền chạy chọt. Không quan tâm đến chính trị thì chính trị cũng tấn công bạn, nó không từ một ai cả. Vì vậy, là giáo viên - là người trí thức, đã đến lúc các bạn phải biết cất tiếng nói khi gặp bất công. Phải biết đòi hỏi công bằng thay vì thỏa hiệp với cái xấu, phải biết lên tiếng mạnh mẽ cho mình và vận động anh em cùng cảnh ngộ hành động, đừng khóc lóc xin sự thương hại của chính quyền bất nhân. Hãy đứng lên!

Nguyễn Hưng Việt
CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN
CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN
CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN
CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN

Không có nhận xét nào