Đây là sách giáo trình Luật Hình sự Việt Nam mới nhất xuất bản năm 2017, tại chương II, về phần nguồn của luật hình sự, khẳng định rằng tiền...
Đây là sách giáo trình Luật Hình sự Việt Nam mới nhất xuất bản năm 2017, tại chương II, về phần nguồn của luật hình sự, khẳng định rằng tiền lệ pháp (tức án lệ) khong phải là nguồn luật của luật hình sự. Ở trang tiếp theo phần chú thích, có nêu cả tác giả là sách Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của ông Đào Trí Úc để coi là một cứ luận cho nhận định trên đây.
Thật là tai hại kho bác bỏ và phủ nhận tiền lệ pháp không được coi là một nguồn của luật hình sự. Trong khi đó, án lệ số 01 của Toà án nhân dân tối cao đã có hiệu lực từ năm 2016, là án lệ về hình sự đầu tiên của Việt Nam. Hơn nữa, theo hệ thống thông luật (hay hệ thống luật Anh Mỹ, còn gọi là Common law), thì án lệ là một nguồn luật quan trọng trong các nguồn luật được viện dẫn, cả tỏng hình sự hay dân sự. Và Việt Nam đã phải theo xu thế này để chấp nhận sự hữu ích và thiết thực của nó trong hệ thống luật pháp.
Tập quán pháp chỉ được áp dụng trong quan hệ pháp luật dân sự (nghĩa rộng nói chung). Và nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự hoặc tương tự pháp luật cũng chỉ được vận dụng trong lĩnh vực này, còn luật hình sự thì không.
Giáo trình này vẫn còn tồn tại về việc chủ thể tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt, tức phải là nam giới mà không là nữ giới, đây cũng là một sai lầm học thuật chết người vẫn tồn tại rất nhiều năm nay. Và kể cả việc không coi quan hệ hôn nhân thuộc khách thể của tội này. Đó cũng là một thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng trong việc nghiên cứu và giảng dạy luật pháp. Hay họ vẫn viết rằng luật pháp mang bản chất của giai cấp thống trị như cách hiểu của caia thời trung cổ vậy. Thật là hết sức nguy hại về bản chất của luật pháp đúng nghĩa.
Án lệ thực tế đã trở thành một nguồn luật quan trọng của luật pháp, đây là xu thế chung của thế giới, chứ không còn đặc thù kiểu Việt Nam một mình một đường nữa.
Chúng ta theo thuyết nhất nguyên pháp luật, tức chỉ công nhận các đạo luật được ban hành hay thừa nhận bởi nhà nước mới là luật pháp, còn thế giới theo thuyết nhị nguyên pháp luật, tức không chỉ nhà nước mới có đặc trưng này mà ngay cả những cộng đồng khác cũng có những quy tắc chung như là luật pháp của mình (gọi là tập quán, lệ tục hoặc quy ước, ước chế của vùng dân cư nào đó hay giáo luật của các tôn giáo).
Các trường đại học cần rà soát lại toàn bộ các giáo tình và viết lại một cách cẩn trọng, chuẩn xác và cập nhật kịp thời các nội dung mới về học thuật trong lĩnh vực luật pháp, để giảng dạy cho các sinh viên những tri thức đúng đắn và đảm bảo khoa học, tương thích với các nguyên lý cốt lõi của các hệ thống pháp luật chuẩn mực trên thế giới mà đã áp dụng từ hàng trăm năm nay.
Lê Luân
Không có nhận xét nào