Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Nói thêm về sự đánh giá cho việc "xỏ lá" của thầy Đào Duy Anh trên cương vị Tổng Tài trong công việc dịch thuật bộ sử Đại Nam Thực Lục

Nói thêm về sự đánh giá cho việc "xỏ lá" của thầy Đào Duy Anh trên cương vị Tổng Tài trong công việc dịch thuật bộ sử Đại Nam T...

Nói thêm về sự đánh giá cho việc "xỏ lá" của thầy Đào Duy Anh trên cương vị Tổng Tài trong công việc dịch thuật bộ sử Đại Nam Thực Lục 


Mình viết bài ấy không để cho thầy Đào Duy Anh (vì thầy đã mất nên thầy chắc không đọc được rồi), mà để cho những ai đang trên bước đường trở thành các bậc đại thụ học thuật Việt Nam đọc mà suy gẫm.

Ở Mỹ, mình không được dạy là việc đánh giá tác giả qua sự dịch thuật MỘT tác phẩm văn học hoặc sử học là đồng nghĩa với việc cần đánh giá TOÀN BỘ sự nghiệp sáng tác của tác giả ấy.  Trong văn học và sử học, một tác giả có thể viết cả núi sách, nhưng nếu một tác phẩm của tác giả ấy đầy sai sót, thì tác phẩm ấy vẫn dở và đáng trách chứ nó không là OK chỉ vì hào quang của các tác phẩm khác được chấp bút cùng một tác giả.

Mình thấy ở Việt Nam người ta hay khuyên đọc hết các tác phẩm của một tác giả khi viết bài phê bình.  Thế mình hỏi bạn, tại sao khi các bạn khen một vị thầy, mà các bạn ngày nào cũng có bài viết khen cả, các bạn không đòi hỏi độc giả đọc hết các tác phẩm của vị thầy ấy để hiểu bạn khen đúng hay không ?  Mà các bạn đã đọc hết các tác phẩm của những tác giả này chưa khi viết bài khen ?  Vậy các bạn đang dùng cán cân nào để đòi hỏi người viết bài phê bình cần đọc hết tác phẩm của tác giả ấy chỉ để đánh giá MỘT tác phẩm dịch thuật của vị ấy ?

Mình thấy các bạn viết khen nhiều lắm chứ, khen thầy Đào Duy Anh lên tới mây luôn, nhưng xưa nay, đã có bạn nào viết được gì về sự dịch thuật đáng xấu hổ do thầy chỉ đạo trong bộ sử Đại Nam Thực Lục chưa ? Hay là các bạn biết, nhưng vì các bạn "tôn sư trọng đạo" nên không nói, và để cho độc giả đọc sử Việt phải lãnh đủ hậu quả cho sự bê bối này ?  Bạn có lỗi không, thì mình mời bạn tự suy gẫm vậy.

Và đáng ngờ hơn, tại sao một độc giả cần đọc cả núi sách của một tác giả để đánh giá tác giả ấy đúng hay sai trong việc chấp bút hoặc dịch thuật một tác phẩm văn học / sử học ?  Và từ khi nào, mà sự phê bình cái dở của một tác giả trong việc dịch thuật một tác phẩm sử học, cần đồng nghĩa với việc người phê bình cần đọc hết các tác phẩm khác được chấp bút cùng một tác giả ?   

Rất có thể thầy Đào Duy Anh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cao cả và đáng ngồi trên ấy để tất cả người Việt nhìn lên và vọng trọng, nhưng khi thầy nhận trách nhiệm Tổng tài và dịch đầy vấn đề như vậy trong công việc dịch thuật bộ sử Đại Nam Thực Lục, thầy vẫn sai và cần bước xuống đây để mà xin lỗi độc giả nếu thầy còn sống.  Đó là nguyên tắc của một người học giả chân chính và trọng học thuật.  Thầy chứ không phải là Thánh.  Thầy chứ không phải là vị giáo làng dạy cho bọn dốt.  Thầy sống với người trí thức chứ không phải là kẻ xưng vương vì là một gã chột sống trong một thế giới của bọn mù.  Thầy viết và dịch để người trí thức đọc và thầy cần chịu trách nhiệm cho việc ấy.

Nên rất có thể, các bạn đang dùng tư tưởng học thuật tại Việt Nam để hỏi đố mình, để chê trách mình, để bỏ mình, tức là theo các bạn, hễ nói tới tác giả đại thụ nào, thì người ta muốn độc giả phải hiểu các tác giả ấy viết cả núi sách ra sao và người ta yêu cầu ai đó có phê bình cần đọc hết núi sách ấy của tác giả ấy để mà đánh giá.  Nhưng bên Mỹ, mình được dạy, sự đánh giá về một tác phẩm, chưa bao giờ đồng nghĩa với việc đếm bằng số lượng sách được viết cùng một tác giả cả.  Nếu đúng là có sự đánh giá qua số lượng sách vở này, sự đánh giá ấy chính là trong công nghệ xuất bản tác phẩm sex và ngôn tình rẻ tiền ba xu đấy bạn ạ.  Mà đã bao giờ một tác giả về văn học / sử học nên được đánh giá tương tự như khi ta đánh giá số lượng sách như núi trong kỹ nghệ tiểu thuyết sex và ngôn tình bạn nhỉ ? Các bạn có chắc là các bạn đúng không khi đưa ra lời đề nghị như thế ? 

Nên biết đâu, khi các bạn nhìn lại, thầy Đào Duy Anh viết cả núi sách để các bạn chạy theo mà tung hô, còn mình đọc có lựa chọn (selectively) vì muốn nâng cao kiến thức về sử và thất vọng về sự bất cẩn lẫn vô trách nhiệm của thầy trong việc chỉ đạo công việc dịch thuật bộ Đại Nam Thực Lục.  Các bạn tung hô để thầy sống ngàn năm, còn mình chê trách thầy để độc giả biết và thận trọng ngàn đời khi đọc bản dịch sử Đại Nam Thực Lục của thầy.  Và các bạn theo tư tưởng tôn sư trọng đạo Á Đông, dù thầy sai cũng cần đọc cả núi sách của thầy, còn mình theo tư tưởng một học giả cần viết, dịch đúng và đủ, dù chỉ một quyển sách nhỏ cũng phải đúng, chứ học giả không là tác giả truyện ngôn tình, truyện sex, truyện dâm đãng để mà viết cả núi sách.  Bạn nghĩ xem ?  Một tác phẩm dịch thuật sử học mà sai có thể kéo theo bao nhiêu sự tai hại khác, vậy một thùng sách dịch sử học mà chỉ cần sai 10% của thầy Đào Duy Anh sẽ là mối tai hại bao nhiêu đời cho người Việt ta, đúng không bạn ?  Tại sao bạn nghĩ núi sách rực hào quang kia của thầy là đáng để ý hơn thùng sách dịch thuật sử học sai lệch mà thầy đứng ra làm Tổng Tài ? Bạn đang bảo vệ cho ai ? Cho cái hào quang của người thầy hay cho kiến thức của người dân Việt ?  Bạn thấy vụ Formosa bạn sôi sục máu, nhưng tại sao khi bạn được mình chỉ hẳn ra việc thầy dịch, là sự sai tai hại về văn hóa cho bao nhiêu thế hệ người Việt, bạn lại có thể đứng ra bảo vệ thầy hoặc ghét mình nhỉ ? Chẳng lẽ bảo vệ kiến thức cho độc giả Việt là thấp hèn hơn bảo vệ cho ánh hào quang của một bậc đại thụ sao bạn ? Người đi học dùng kiến thức mình có qua con đường học vấn, giúp kẻ khác hiểu thêm, chứ có bao giờ đi học là để bợ đít thầy ngay cả khi thầy sai đâu bạn nhỉ ? Vì sự nâng mông ấy là việc làm hạ tiện của bọn hoạn quan, bọn cơ hội, chứ đâu phải là việc làm của một kẻ sĩ ?

Nên nếu các bạn là những ai thích tìm đọc hết TOÀN BỘ các tác phẩm của một tác giả tên tuổi trong văn học và sử học, để đánh giá tác giả ấy là đúng hay sai trong việc dịch thuật MỘT tác phẩm sử học, thì các bạn có chắc là các bạn đúng không ?  Hay là các bạn không đủ can đảm để đối diện với sự thật là một vị thầy tên tuổi mà vẫn thất bại và đáng bị chê trách trong việc chỉ đạo công việc dịch thuật sử học ? Thầy đã dốt hóa độc giả Việt thì đáng chê trách, chứ có đâu mà lại vì danh tiếng của thầy mà ta cần tránh không nói đến sự "xỏ lá" của thầy trong việc dịch thuật trên ?

Và mình xin hỏi lại, là từ khi nào, mà sự phê bình cái dở của một tác giả trong việc dịch thuật một tác phẩm sử học, cần đồng nghĩa với việc người phê bình cần đọc hết toàn bộ các tác phẩm khác được chấp bút cùng một tác giả ấy ? Vì điều này chỉ có trong việc phê bình truyện sex, truyện dâm đãng và ngôn tình thôi đúng không bạn ? Mà đã bao giờ ta đánh đồng các bậc đại thụ trong văn học / sử học Việt Nam cùng hạng với bọn người viết truyện sex và tiểu thuyết ngôn tình rẻ tiền trên thế giới bạn nhỉ ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời các bạn cứ lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

P.S: Là bài chê này >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1957608467823439, bắt đầu từ bài này >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1956948374556115

Không có nhận xét nào