Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ÔNG PUTIN VÀ CỌNG SẢN VIỆT NAM .

Sau khi hội nghị G.20 tại Hàng Châu kết thúc, Tổng thống Nga Putin đã trả lời phỏng vấn của báo chí về tình hình Biển Đông : “Chúng tôi tin ...

Sau khi hội nghị G.20 tại Hàng Châu kết thúc, Tổng thống Nga Putin đã trả lời phỏng vấn của báo chí về tình hình Biển Đông :


“Chúng tôi tin rằng can thiệp của bất kỳ nước nào ngoài khu vực sẽ chỉ làm hại cho việc giải quyết. Tôi tin rằng sự can dự của bất kỳ bên thứ ba ngoài khu vực là có hại, gây trở ngại. Thứ hai, về Tòa Trọng tài Hague và phán quyết của tòa, chúng tôi tán thành và ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa”.( VOA ngày 5-9-2016 )

Trở ngại cho việc giải quyết ?

Năm 1958 Trung Cọng tuyên bố đảo Hoàng Sa , Trường Sa , và  Macclesfield ( Thuộc Phi Luật Tân ) là của Trung Cọng.  Tuy nhiên quốc tế ( Ngoại trừ Hà Nội và Bình Nhưỡng ) coi tuyên bố này là ngang ngược giống như những tuyên bố ngang ngược hiện nay của Bắc Triều Tiên.

Năm 1976 Trung Cọng nộp đơn gia nhập Liên HIệp Quốc cùng với bản đồ lãnh thổ Trung Cọng gồm có cả Hoàng Sa, Trường Sa và Macclesfield ( Khu vực đường lưỡi bò 9 đoạn do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ từ năm 1945 ).

Sau khi gia nhập LHQ, kinh tế của Trung Cọng còn yếu cho nên chính quyền Trung Cọng nín thở qua sông, chờ lấy lại Hồng Kong, Áo Môn trong hòa bình.  Riêng khu vực đường lưỡi bò thì để đó chờ khi nào trở nên hùng mạnh mới tính tới.

Đến năm 2007, kinh tế Trung Cọng phát triển mạnh, trở thành ông chủ nợ lớn của Mỹ.  Lúc đó Trung Cọng mới bắt đầu có hành động chứng tỏ chủ quyền trên Biển Đông, trước tiên là đặt tên cho khu vực Biển Đông là quận Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.

Thấy được ý đồ của Bắc Kinh, Mỹ xúi CSVN và các nước liên quan phản kháng hành động của Trung Cọng.  Trong khi đó Mỹ chủ trương tiếp tục duy trì tình trạng tranh chấp trên Biển Đông cho tới về lâu về dài, bởi vì hễ còn tranh chấp thì không có ai làm chủ tại khu vực đó, coi như là biển quốc tế, tàu bè quốc tế có quyền đi lại như từ trước tới giờ.

Tuy nhiên toan tính của Mỹ bị kẹt ở chỗ là Hoàng Sa bị TC chiếm trong tay VNCH từ năm 1974;  nhưng từ đó đến nay không có ai phản đối cho nên TC có quyền làm chủ khu vực chung quanh Hoàng Sa, tức là làm chủ một nửa khu vực đường lưỡi bò.

Vì vậy Mỹ xúi CSVN ra một đạo luật tuyên bố Hoàng Sa là của Việt Nam. CSVN đã cho ra đời Luật Biển Việt Nam năm 2012, khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam, đẩy Hoàng Sa trở lại tình trạng còn tranh chấp. Và như vậy toàn bộ khu vực đường lưỡi bò cũng trở thành còn tranh chấp.  *( Nếu Mỹ không xúi thì CSVN không dám hành động như vậy bởi vì họ đang bị áp lực rất mạnh của Bắc Kinh về kinh tế cũng như về chính trị )

Can thiệp của quốc tế

Năm 2014 Trung Quốc đem giàn khoan tới Biển Đông để chứng thực chủ quyền.  CSVN ra mặt chống lại Bắc Kinh qua hành động trên biển cũng như tại các hãng xưởng người Hoa trên bờ.  Trong dịp này Mỹ lại xúi Phi Luật Tân kiện TC ra tòa án Hague để gây tiếng vang.

Đặc tính của tòa Hague là “Tòa Trọng Tài”, nghĩa là hễ hai bên có tranh chấp không ai chịu ai thì nhờ tòa Hague đứng ra làm trọng tài, dĩ nhiên phải là cả hai bên cùng nhờ chứ chỉ có một bên thì vô hiệu lực.  Do đó TC tuyên bố sẽ không tôn trọng phán quyết của Hague bởi vì TC không tin tưởng tính vô tư của Hague trong vụ này.  Tuy nhiên cuối cùng Hague cũng ra phán quyết không công nhận chủ quyền của TC tại khu vực đường lưỡi bò với lý do TC không có đủ chứng minh nguồn gốc chủ quyền.

Nhưng bất ngờ là tháng 5 năm 2016 thì Phi Luật Tân có Tổng thống mới.  Mặc dầu chưa có phán quyết của tòa Hague nhưng ông tân Tổng thống tuyên bố Phi Luật Tân sẽ đàm phán tay đôi với TC để giải quyết tranh chấp cho dầu Hague có phán như thế nào chăng nữa.

Tuyên bố này có vẻ như Phi Luật Tân bất cần trọng tài quốc tế hay đồng minh quốc tế.  Nói thẳng ra là ông tân Tổng thống không còn tin nơi những lời đường mật của Mỹ nữa.  Ông ta muốn tìm một lối thoát riêng qua chính đối thủ của Phi Luật Tân là Trung Cọng.

Hành động của Tổng thống Phi Luật Tân khiến cho Mỹ và CSVN lúng túng bởi vì “liên minh đeo bám tranh chấp vô hạn định” trên Biển Đông đã bắt đầu tan vỡ.  Có khả năng Đài Loan, Mã Lai cũng bắt chước Phi Luật Tân.  Chỉ còn Việt Nam và Brunei là có thể tiếp tục đeo bám.  Tuy nhiên Brunei chỉ đeo bám trên lý thuyết chứ không hành động.

Vấn đề còn lại hiện nay là Mỹ và các nước hưởng lợi trên lộ trình Biển Đông sẽ trả cho Việt Nam cái giá như thế nào? CSVN không thể nào một mình mua vũ khí của Mỹ, Pháp, Ấn Độ để một mình chọi nhau với TC tại Biển Đông.  Rốt cuộc cho dù cho CSVN có cố gắng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ đạt được kết quả cao nhất là giữ nguyên Biển Đông trong tình trạng tranh chấp chứ CSVN không thế nào lấy lại được Hoàng Sa hay Trường Sa từ trong tay TC hay trong tay Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei.

Rồi giờ đây Pháp và Ấn Độ tham gia hỗ trợ bằng cách bán chịu vũ khí cho CSVN.  Có lẽ CSVN cảm thấy ấm lòng vì có thêm đồng minh nhưng rõ ràng là CSVN lỗ nặng.  Họ phải bỏ tiền của, phải đổ máu xương để duy trì Biển Đông thành hải lộ quốc tế theo ý của Mỹ,Pháp, Ấn Độ….

Suy cho cùng thì tiền của đó, máu xương đó là của nhân dân Việt Nam.  Còn tiền riêng của lãnh đạo CSVN thì đã chuyển ra nước ngoài.  Và máu xương của con em lãnh đạo thì không bao giờ đổ ra.  Cái hay của CSVN là họ có tài kích động tự ái dân tộc khiến cho người dân Việt Nam sẵn sàng đổ xương máu để xây đường vinh quang cho ĐCSVN mà không hề biết rằng máu xương của mình đã bị lợi dụng.

Chính vì thấy quá rõ tình thế của CSVN mà ông Putin đã tuyên bố hành động bán vũ khí của Pháp và  Ấn Độ ( bên thứ ba ) chỉ khiến cho CSVN sa lầy thêm, rắc rối thêm chứ không đi tới đâu.  Và phán quyết của tòa Hague chỉ có tính cách xúi bẫy một mình CSVN đứng ra chọi chau với TC chứ phán quyết không có ích gì cho các bên liên quan.  Ngay cả Phi Luật Tân cũng không được Hague công nhận là chủ của bãi cạn Scarborough trong khi ai cũng thấy rõ Scarborough là của PLT.

Ngỡ ngàng cho CSVN

Phát biểu của Tổng thống Nga Putin làm cho CSVN ngỡ ngàng. Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam nói với VOA :

“Nói thật là mình hơi bất ngờ … Nội dung của nó khá là khác với lập trường trước đây mà Bộ Ngoại giao Nga hay là các học giả Nga, chính giới Nga bày tỏ từ trước đến nay về vấn đề Biển Đông. Trước mắt thì bọn mình chưa đánh giá được cái chiến lược của Nga là gì, tính toán của họ là cái gì…. Mình nghĩ là trong một, hai hôm nữa chắc là các cơ quan nghiên cứu, rồi chính phủ Việt Nam sẽ phải có cái đánh giá”.

Chỉ có ông Tiến sĩ bất ngờ, chỉ có Viện nghiên cứu chiến lược mới bất ngờ;  chứ Bộ chính trị CSVN không bất ngờ.  Họ phải biết quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay như thế nào, họ phải biết quan hệ giữa Nga và CSVN hiện nay như thế nào.  Không phải là giờ đây ông Putin mới đột ngột trở mặt với CSVN để đứng về phía TC.

Trước kia Nga hợp tác với Mỹ để cùng nhau kềm chế TC.  Nga đã bán tàu ngầm cho CSVN và đầu tư vào VN với dự án nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận.  Nhưng sau khi Nga với Mỹ chia tay vì vụ Wikileak thì Mỹ và Tây Phương đã đẩy Nga vào vị thế bị cô lập.  Sau đó là biến cố đảo chánh ở Ukraine và sự kiện sát nhập Krime khiến cho Nga bắt buộc phải phá thế cô lập qua ngả Trung Cọng.

Trước tình thế găng nhau giữa Nga và Mỹ thì CSVN bất ngờ thối hợp đồng xây dựng nhà máy điện nguyên tử của Nga và có khuynh hướng muốn tìm mua vũ khí của Mỹ.  Như vậy thì bảo làm sao chính giới Nga không thay đổi lập trường !?

Ngoài ra Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng đã nói với VOA :

“Phát biểu ủng hộ Trung Quốc của Tổng thống Nga cũng đã một lần nữa làm dấy lên câu hỏi rằng Việt Nam có cần phải lựa chọn rõ ràng một nước lớn nào đó làm đồng minh hay không” …, …Việt Nam có thể còn ngần ngại khi nhìn vào quan hệ đồng minh Philippines-Mỹ và giữa Việt Nam và Mỹ chưa tuyệt đối tin tưởng nhau”.

“Rất nhiều người bảo Việt Nam cần là đồng minh của Hoa Kỳ thì sẽ được tốt hơn. Thế nhưng có những người đặt ngược lại, ngay cả Philippines đang là đồng minh của Hoa Kỳ đó…”.

Rõ ràng nhà cầm quyền CSVN đang lâm vào ngõ bí.  Từ trước tời giờ họ chuyên môn làm con cờ cho các nước lớn nhưng khổ nỗi các nước lớn không bao giờ để yên cho nhau nên CSVN cứ phải xoay lòng vòng;  lúc thì trở mặt với bên này để theo bên kia, khi thì trở mặt với bên kia để theo bên nọ.

Giờ đây phải đợi một hai hôm nữa thì Bộ chính trị CSVN mới đánh giá nổi về phát biểu của ông Putin.  Trong khi lẽ ra Bộ chính trị phải biết trước hằng nhiều năm hay nhiều chục năm chứ không phải đợi người ta xoay tới đâu mình mới biết tới đó.

Còn Phó giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược mà cũng không đoán trước được hiện nay chính giới Nga có lập trường như thế nào (sic).  Lẽ ra Viện nghiên cứu chiến lược phải tham mưu trước cho Bộ ChínhTrị rằng ông Putin sẽ phát biểu như thế nào tại Hàng Châu. Thế nhưng đằng này Viện lại chờ đợi thông báo của Bộ chính trị sau khi ông Putin đã phát biểu.

Câu nói của ông Viện phó viện nghiên cứu chiến lược cho thấy CSVN lập ra viên nghiên cứu chiến lược nhưng chẳng cần nghiên cứu.  Mọi chuyện để cho Bộ chính trị tự nghiên cứu và tự hành động.  Thế nhưng đầu óc mấy vị trong Bộ chính trị đều ngang tầm bà Tòng Thị Phóng thì làm sao mà nghiên cứu cho ra?

BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào