TẠI SAO TẬP PHẢI TRỞ THÀNH HOÀNG ĐẾ Chuyện Tập Cận Bình xoá bỏ quy định của Hiến pháp để có thể lãnh đạo lâu dài cũng hợp với lẽ thường của ...
TẠI SAO TẬP PHẢI TRỞ THÀNH HOÀNG ĐẾ
Chuyện Tập Cận Bình xoá bỏ quy định của Hiến pháp để có thể lãnh đạo lâu dài cũng hợp với lẽ thường của một chế độ độc tài và cũng là hành động dựa trên thực tế chính trị hiện tại mà bản thân không chỉ Trung Quốc mà những nước khác cũng đang cùng trong tương quan với nó về rất nhiều mặt.
Thử nghĩ, nếu Tập không tiếp tục lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thì ai sẽ là người tiếp nối và đứng vào vị trí này? Rõ ràng là không có bất cứ khuôn mặt nào khả dĩ để có thể tiếp tục duy trì di sản quyền lực được tập trung cao độ nhất từ trước cho đến nay, giống thời kỳ Mao lãnh đạo trước đây, nhưng mức độ hiện nay còn khủng khiếp hơn.
Tập cũng đang leo trên lưng cọp khi đã thực hiện chiến dịch gọi là Đả hổ diệt ruồi nhằn triệt hạ quan chức tham nhũng từ trung ương cho tới địa phương, thực chất cũng là việc thanh trừng phe cánh quyền lực để củng cố sự tuyệt đối của Tập trong Đảng. Nếu Tập thoái lui thì rất có thể các công việc ông ta đã làm có thể sẽ lập tức bị đánh đổ, mà như vậy thì cũng đồng nghĩa ông ta cũng sẽ có thẻ bị lôi ra xử lý ngay khi còn sống chứ không phải như hắn đã đối xử với Mao sau khi hắn ta mất đã rất lâu.
Trong quan hệ quốc tế, nhìn vào cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, sự thờ ơ của Nga, việc Mỹ liên tục gây sức ép về kinh tế và trên biển, rõ ràng không thể thay đổi một vị trí chủ chốt quyền lực để đối phó với những tình thế phức tạp mà cũng đạc biệt nhiều sức ép từ nhiều hướng đến như vậy. Một bộ máy nếu phải chuyển tiếp quyền lực sẽ dễ bị ảnh hưởng về đường lối chính sách cũng như có thể là thứ phá hỏng những gì đã có thể tạo lập được trước đó. Nga với Trung Quốc ngay cả khi còn chung một ý thức hệ đã vẫn luôn cảnh giác và không vừa lòng nhau. Nay mỗi kẻ một con đường, chỉ còn một điểm chung là những kẻ đang đứng trong những cuộc chiến lợi ích với Mỹ, nên không thể dựa vào nhau mà làm đồng minh được. Triều Tiên có thể là bước cô lập của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, kiểu Syria tại Trung Đông đã áp dụng với Nga vậy. Mỗi vùng sẽ có một mặt trận để khiến cho đối thủ sa lầy và phân tán. Trên mặt trận biển đông, Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ là những quốc gia có xung đột về chủ quyền với Trung Quốc, nên đây là những bước đệm và có thể tạo nên được những sự kết nối nhờ vào mục đích đấu tranh chính nghĩa và theo luật pháp quốc tế.
Nếu nhìn vào những chuyển biến chính trị, quân sự và kinh tế đang hiện hữu, rõ ràng Tập không có lý do nào ngoài việc phải sửa Hiến pháp để mình tiếp tục có thể lèo lái con thuyền đầy sức ỳ và cũng ẩn chứa nhiều biến động bên trong nhằm ứng phó với những biến sự bên ngoài. Washington sẽ không gây chiến với Bắc Kinh, nhưng trong những lĩnh vực là thế mạnh của họ như kinh tế và cô lập đối thủ thì Hoa Kỳ là số một và nó là những biện pháp được ưu tiên cũng như rất hữu hiệu trong thời hiện đại này.
Việc tạo nên đế chế Tập Cận Bình chỉ đơn giản là để đảng cộng sản nước này không bị sớm đổ vỡ trước thời hạn mà nó được ấn định. Bản thân nó đã trở thành một con sói cô độc trên hầu hết những lĩnh vực và về mặt địa chính trị. Quân sự nếu có xảy ra thì chính nước này sẽ gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất trong một cuộc chiến mà ở đó chỉ có nó chống lại toàn thể nhân loại và thế giới.
Lê Luân
Không có nhận xét nào