Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa : sự vi diệu của một ván cờ.

Mùa xuân năm 2018, trật tự thế giới hình thành thời hậu chiến tranh thế giới 2 đang gặp phái thách thức. Ván cờ quyền lực giữa 3 nước Mỹ - T...

Mùa xuân năm 2018, trật tự thế giới hình thành thời hậu chiến tranh thế giới 2 đang gặp phái thách thức. Ván cờ quyền lực giữa 3 nước Mỹ - Trung - Nga và việc phân phối lợi ích xuất hiện nhiều diễn biến phải nói là vi diệu.



Tập Cận Bình thông qua hiến pháp sửa đổi, trở thành lãnh đạo quyền lực nhất kể từ sau thời Mao Trạch Đông. Trump thì đùa rằng nước Mỹ cần nên theo chế độ lãnh đạo suốt đời. Tuy  vậy, Tập không phải là muốn làm lãnh tụ trọn đời mà chỉ dự tính làm thêm 2 nhiệm kỳ nữa, tổng cộng 20 năm, để giải quyết các kế hoạch dài hạn đã vạch ra của Trung Quốc. Vấn đề quan trọng là Tập Cận Bình đã giành được sự ủng hộ của hầu hết dân chúng, các mục tiêu quốc gia rất rõ ràng. Về phần nước Mỹ đang có sự phân hóa trong hàng ngũ chóp bu, có hơn nửa số dân xem Trump như là một "quái thai chính trị", so với Trung Quốc thì hoàn toàn tương phản.

Đồng thời trong cùng một diễn biến, Putin với hơn 70% số phiếu ủng hộ, tiếp tục giành được ghế tổng thống Nga thêm 1 nhiệm kỳ 6 năm nữa sau khi đã nắm quyền liên tục 18 năm. cũng xem như là có được sữ ủng hộ cao nếu so với Trump.

Trong thời hậu chiến tranh thế giới 2, Trung - Nga từ đồng minh biến thành đối địch, rồi lại chuyển thành đối tác chiến lược. Công cuộc cải tổ của Gorbachov khiến Liên Xô sụp đổ, đến "liệu pháp sốc" của Yeltsin, kinh tế Nga hoàn toàn suy sụp, khi Putin lên cầm quyền, tạo thành cái gọi là " trung hưng đế quốc", Nga đã lấy lại vị thế số 3 trên ván cớ quyền lực toàn cầu.

Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, chế độ lãnh đạo Trung Quốc giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ. đã xóa bỏ sự tranh chấp quyền lực của thời kỳ đầy "gió tanh mưa máu" , về ngoại giao thực hiện chính sách "thao quang dưỡng hối", đặt trọng tâm phát triển kinh tế, cho một số người giàu lên trước, thực hiện song hành kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường, tạo nên kỳ tích kinh tế  hiếm có. Trước đặc thù của tình hình Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bãi bỏ chế độ 2 nhiệm kỳ cũng như chỉ định lãnh đạo cách đời, tập trung quyền lực về tay mình, từ bỏ chính sách ngoại giao "thao quang dưỡng hối", thi hành chính sách ngoại giao tiến thủ tích cực mà Vương Nghị là gương mặt tiêu biểu, kinh tế thi hành chính sách "cùng chia sẻ lợi ích".

Phương tây có nhận định "Tập Cận Bình sẽ trở thành 1 Mao Trạch Đông thứ 2", kỳ thực ngày nay, Tập có trong tay sức ảnh hưởng vượt xa Mao, đó là Trung Quốc giờ đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới , so với việc dùng hình thái ý thức hệ tạo ảnh hưởng của Mao mang tính "tạo phản" là khác nhau. Tập đang thực thi chiến lược toàn cầu "một vành đai, một con đường", xây dựng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giới trong thế kỷ mới, xét trên bình diện dòng chảy chính của xã hội toàn cầu thì có tính "chính đáng" hơn. 

Tuy Trump nói rằng Mỹ "nước Mỹ trước hết" và từ bỏ vị thế lãnh đạo thế giới, cũng như rút khỏi toàn cầu hóa và quay về "chủ nghĩa độc lập", tuy vậy, vị thế độc bá thế giới thời hậu chiến của Mỹ không vì thế mà mất đi. Với khẩu hiệu "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", Trump muốn lập ra một thế giới bá quyền mang tính ích kỷ hơn, do đó không ngần ngại thực thi chiến tranh thương mại, làm tổn hại toàn cầu hóa. 

Từ nay, thế giới đứng trước 2 thách thức: một là sự trỗi dậy của Trung Quốc, bởi vì xem xét từ khía cạnh lịch sử, sự trỗi dậy của 1 cường quốc sẽ xung đột với kết cấu trật tự thế giới hiện hành, sẽ xung đột với các cường quốc hiện hữu, đó là xung đột Trung - Mỹ. Tuy vậy, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc không có ý định thiết lập một trật tự thế giới mới, mà vẫn sẽ tôn trọng trật tự thế giới đã được thiết lập sau chiến tranh Thế giới 2, không thách thức vị thế lãnh đạo toàn cầu nói chung, Đông Á nói riêng của Mỹ. Tập lấy "một vành đai một con đường" để thực thi chiến lược toàn cầu. Thách thức thứ 2 là Trump từ khi lên nắm quyền thực thi chủ nghĩa kinh tế dân tộc. Nếu loại trừ sự trỗi dậy của cường quốc, thì trật tự thế giới được thiết lập bởi quan niệm đồng thuận của các nước lớn làm hạt nhân, các kết ước mật hoặc thỏa hiệp với nhau, nếu Mỹ rút lui khỏi vị thế lãnh đạo, hành động của Trump càng làm cho sự xung đột vị trí lãnh đạo với cường quốc đang trỗi dậy, dưới sự hậu thuẫn của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc, sẽ thách thức nhận thức chung cũng như trật tự thế giới hiện hành, có thể gây ra xung đột. Tuy vậy, cho dù đang đối diện với các áp lực như việc điều tra "có bàn tay can thiệp của Nga " vào bầu cử Mỹ, đối lập trong chính trường, tôn giáo, chủng tộc v.v... Trump tiếp tục gây sóng gió, tạo chiến tích cầm quyền, chuyển lửa mâu thuẫn, củng cố quyền lực,.. nhằm tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ 2.

Ba cường quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Putin và Trump, thế giới xuất hiện ván cờ "Tân Tam Quốc diễn nghĩa". Tập - Putin liên thủ đối phó Trump, hay Trump sẽ liên Nga chế Trung?  Hợp tung hay Liên hoành? điều đó sẽ dẫn đến nhân tố có tính không xác định của một trật tự thế giới. Tuy nhiên, theo tình hình trước mắt mà nói, Trump đang thực hiện cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc, kể từ lúc Trump dùng giám đốc CIA Pompeo làm ngoại trưởng thay Tillerson, nội các Trump đã hình thành nên trạng thái phái diều hâu, cùng lúc Tập Cận Bình dùng lại Vương Kỳ Sơn, để Vương đảm trách đàm phán quan hệ Trung - Mỹ, 2 bên đã bày xong trận thế. Đến nay Putin, sau thắng lợi trên chiến trường Syria, cùng với việc nước Anh đang đơn độc trong liên minh châu Âu kích hoạt cuộc chiến ngoại giao chống Nga, càng tăng cơ hội tìm kiếm chỗ đứng trong ván cờ Trung - Mỹ và hướng về Đông Á. 

Ván cờ "Tân tam quốc" này mang đến những nhân tố bất ngờ cho trật tự thế giới, nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, trong quan hệ tam giác Mỹ  - Nga - Trung, nếu 2 bên nào bắt tay, sẽ mạnh hơn bên còn lại. Sư hợp tung liên hoành của 3 nước, là vở kịch hay trên vũ đài chính trị thế giới. 

(HĐT - Tháng 3. 2018)

Không có nhận xét nào