Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Thử nhẩm tính, đến ngày 1/10/2017 thì cả nước có 54,88 triệu người trong độ tuổi lao động.

NHẨM TÍNH Thử nhẩm tính, đến ngày 1/10/2017 thì cả nước có 54,88 triệu người trong độ tuổi lao động. Mà theo thống kê thì độ tuổi lao ...

NHẨM TÍNH

Thử nhẩm tính, đến ngày 1/10/2017 thì cả nước có 54,88 triệu người trong độ tuổi lao động. Mà theo thống kê thì độ tuổi lao động là từ 15-65. Người ta chỉ xác định độ tuổi lao động từ 15 tuổi, nhưng 15 tuổi chỉ mới học lớp 9, đa số chưa thể lao động. 

Theo các báo nhà nước thống kê, hồi đầu tháng 9/2017 thì cả nước có 22 triệu học sinh - sinh viên. Mà tuổi đi học là từ 3-23 tuổi. Học sinh từ 15-23 tuổi cứ tạm tính một cách tương đối là chiếm 40% số học sinh sinh viên cả nước. Vậy tính ra số học sinh sinh viên trong độ tuổi lao động là 8,8 triệu. Như vậy số người lao động trên toàn quốc sau khi trừ đi học sinh-sinh viên từ 15 tuổi ra (chưa trừ thất nghiệp) là 46,08 triệu. Theo như báo chí đưa tin, nhà nước này phải trả lương cho 11 triệu người. Như vậy tính ra là cỡ 3 người làm để đóng thuế nuôi 1 người hưởng lương.

Mà nguồn thu của nhà nước là từ gì? Chủ yếu là từ thuế, nghĩa là những người được nhà nước trả lương như vậy là  hầu hết được trích ra bởi tiền dân. Còn doanh nghiệp nhà nước thì sao? Họ không sinh lời để đóng góp vào quỹ lương nhà nước sao? Xin nói thẳng, doanh nghiệp nhà nước chỉ toàn là lỗ. Những công ty có 100% vốn nhà nước như các tập đoàn PVN hút dầu lên bán mà lỗ, Tổng công ty Điện lực cũng lỗ, Tổng công ty Than Khoáng sản chỉ đào tài nguyên lên bán cũng lỗ vv... Tuy nhiên cũng có những công ty cổ phần nhà nước có lời, nhưng nhà nước lại chủ trương bán nó đi để cứu 13 dự án đang thua lỗ. Điều nghịch lí thế nhưng tại sao nhà nước làm vậy?

Công ty cổ phần có vốn nhà nước như Sabeco, Vinamilk đang làm ăn có lãi thì bị bán để cứu 13 dự án do đang thua lỗ. Sự thua lỗ thì có nhiều lý do, như chủ yếu là do vẽ dự án ra để có dịp nâng khống chi phí ngắt tiền vốn ngân sách bỏ túi làm giàu cho đám quan chức và nhóm lợi ích liên quan. Các đơn vị kinh tế nhà nước, đa phần là họ không tính tới yếu tố kinh tế mà tính tới yếu tố có thể bòn rút được mà thôi. Vì thế, những  công ty- tập đoàn  có 100% vốn nhà nước được ưu tiên giải cứu. Để chi?  Để tiếp tục chia chác gói giải cứu, và đồng thời nhấn chìm xuồng những bê bối trước đó. Lấy tiêu cực che lấp tiêu cực để kiếm chác liên tục cho đến khi hạ cánh an toàn, đó là nét đặc trưng trong chính quyền CS. 

Còn những Sabeco và Vinamilk thì sao? Vì sao họ đang có lời mà bán? Vì đơn giản, những công ty đó là dạng công ty cổ phần, có sự giám sát cổ đông nên khó ăn hơn. Vì thế mà bán nó để cứu 13 dự án đang thua lỗ nhằm tiếp tục bòn rút ngân sách. Khi bán đi những doanh nghiệp sinh lời thì ngân sách thế nào? Rõ ràng sẽ hụt thêm. Nhưng không sao. XHCN mà! Thâm hụt thì tăng thuế, thêm phí và in tiền. Dỡ ợt! Bài toán này dân chịu chứ nhà nước có  hề  chi? Nhà nước vẫn "no" đấy thôi.

Như vậy qua đây ta thấy gì? Nhà nước cũng làm ăn kinh tế nhưng mà lỗ nhiều hơn lời. Tính chung quy là lỗ, mà lỗ thì vét ngân sách bù, mà ngân sách là tiền thuế của dân. Với 3 người dân nuôi một người hưởng lương từ thuế thì dân đã chịu không nổi, huống chi còn phải đổ tiền vào những hố sâu vô tận có tên là "thua lỗ" của các công ty nhà nước. Nhiêu đó thôi thì đất nước đã nghèo chứ chưa nói đến sai lầm thể chế chính trị và sai lầm của chính sách vĩ mô.
Đỗ Ngà 

Không có nhận xét nào