Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỨC TỈNH CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN

“…Một lần, khi tôi sang Hàn Quốc, có một ĐBQH Hàn Quốc đã nói với tôi rằng: Nếu nói về kinh tế, chúng mày thua chúng tao không dưới 30 năm...

“…Một lần, khi tôi sang Hàn Quốc, có một ĐBQH Hàn Quốc đã nói với tôi rằng: Nếu nói về kinh tế, chúng mày thua chúng tao không dưới 30 năm. Nhưng nói về thống nhất đất nước, chúng tao không biết sẽ thua chúng mày đến bao giờ…”.- Lê Kiên Thành (con trai ông Lê Duẩn).
Sau năm 75, khi đến thăm Vương quốc Thailand, ông Phạm Văn Đồng nói với Quốc vương : “Chúng tôi tự hào là một dân tộc nhỏ mà đánh thắng ba đế quốc to”. Nhà vua Thailand trả lời : “ Ngược lại, đất nước chúng tôi gần 200 năm không có tiếng súng. Tôi nghĩ điều đó cũng đáng tự hào lắm chứ”.

Thống nhất đất nước, hòa bình là nguyện vọng của mọi người dân cũng như mong muốn của người làm chính trị. Chiến tranh là sự lựa chọn hạ sách, nhưng dùng chiến tranh, dùng máu của nhân dân để phục vụ mưu đồ chính trị là tội ác. Nghe ông Thành kêu gọi sự thức tỉnh mà cảm thấy ghê tởm, thời chiến tranh ông ở đâu, chiến trường hay ở một nước “XHCN anh em” như bao nhiêu con cái các cán bộ từ trung cấp trở lên ? Nếu có ở trong nước, khoác bộ quân phục thì cũng chỉ là “lính kiểng”, ở Bộ tổng tham mưu hay Học viện kỹ thuật quân sự. Chúng tôi chẳng lạ gì.
 Tôi nhớ đến một cuốn film Mỹ, khi một Dân biểu ba hoa về chiến thắng sau thế chiến II, làm như nó là một chiến thắng của những người như ông thì một cựu binh hỏi : “Lúc đó ông ở đâu ? Ở trên phim trường, lên gân và bắn đạn rỗng”.

Từ năm 1964, khi chiến tranh bắt đầu “leo thang”ra miền Bắc thì con cái các vị cán bộ đã được đưa ra nước ngoài, bé thì vào các trường Thiếu sinh quân, lớn thì đi học đại học. Ngày đó tôi cũng được “tiêu chuẩn” đi học ở Đức (cho đến xong đại học). Bố lên chỗ sơ tán, cho tôi quyền lựa chọn, ông chỉ nói : “ Bố thì muốn con ở lại”. Mới 10 tuổi, chưa hiểu gì lắm, tôi chỉ nghĩ bỏ đi trong khi bạn bè ở lại chịu cực khổ thì không hay lắm, tôi chọn ở lại. Tôi biết ông cũng chuẩn bị đi Nam với tư cách phóng viên chiến trường có lẽ đó là lý do mà tôi được chọn đi học ở nước ngoài.

Sau 75, tưởng rằng đã được hòa bình nhưng đất nước lại vướng tiếp vào 2 cuộc chiến, Cambodia và Biên giới Việt – Trung. Đó chính là tư tưởng “say máu” của lãnh đạo. Bạn bè tôi, con cái những gia đình bình thường đều phải nhập ngũ, phần lớn đã bỏ mạng hoặc mang thương tật trở về.
 Năm 78, lựa chọn giữa việc đi nước ngoài và đi lính, tôi đã chọn điều thứ 2, khi lên xe, ông chỉ huy nhận quân bảo : “Bây giờ cháu vẫn được quyền chọn. Đi hoặc ở lại”, tất nhiên là tôi đi. Khi chuẩn bị lên biên giới, bố lên chơi với tôi 2 ngày, mang sách cho tôi đọc, đến tận khi ra về ông mới ngập ngừng : “Con có cần bố giúp gì không ?”. 
Trải qua chiến tranh dù ngắn ngủi nhưng tôi được sáng mắt ra nhiều khi chứng kiến những góc tối kinh khủng của nó. Chúng tôi cầm súng vì không chịu nổi cảnh người dân bỏ nhà cửa dắt díu nhau chạy loạn, bị giết hại vô cớ (cả từ 2 phía). Chúng tôi sống chết vì tình đồng đội, vì tính mạng của người bên cạnh, cũng như họ chiến đấu vì tính mạng của tôi.Những mớ lý thuyết, lý tưởng đẹp đẽ của bọn cơ hội rúc ở hậu phương đang to mồm chỉ là giẻ rách. 
Khi xuất ngũ, một số người nói với tôi : “Cháu muốn vào bất cứ cơ quan nào, chỉ cần bố cháu đồng ý, không cần ông ấy phải ngỏ lời, các chú, bác sẽ lo cho cháu”. Khi kể lại với bố, ông chỉ nói : “ Con muốn làm điều đó, hãy nhổ vào mặt bố rồi hãy làm. Bố không muốn đi ra ngoài đường phải cúi mặt”. Tôi học được điều bố muốn dạy tôi : “Yêu Nước tức là Thương Dân”, phải cùng trôi lăn với họ, phải cùng chia sẻ khổ cực, bất công…Mọi thứ cao đàm khoát luận chỉ là bốc phét hay lưu manh cơ hội.
Gặp một cựu sỹ quan VNCH ở Mỹ, anh là sinh viên nhập ngũ sau Mùa hè đỏ lửa 72, vào binh chủng khét tiếng “Biệt Kích”, anh nói :
- Xin anh nhắn với bà con quốc nội rằng : Chúng tôi đấu tranh cho một nước Việt Nam Dân chủ chứ không phải phục hoạt lại VNCH. Chính phủ đó cũng có những điều chưa được (thậm chí thối nát, tham nhũng), giá mà nó chỉ cần được như Nam Hàn thì đất nước đã không có chiến tranh. Ít nhất miền Nam cũng không bị mất nốt vào tay cộng sản.

Ông Lê Kiên Thành thì kêu gọi sự tỉnh thức của những người cộng sản để nhân dân lại thương yêu họ như đã thương yêu hy sinh vì ba ông và những người đồng chí của ba ông ngày đó :

“..Khi người dân yêu ta, họ sẽ yêu đến tận cùng. Nhưng để đến lúc họ quay lưng lại, thì sự quay lưng ấy cũng có thể sẽ khủng khiếp hơn cả những gì mà chúng ta có thể hình dung. Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh sớm để vẫn giữ gìn được bản chất tốt đẹp của dân tộc này”.

Tởm ! Ti tiện.Lại muốn nhân dân "thương yêu" các ông với những gì mà họ đã và đang phải chịu đựng.

Không có nhận xét nào