Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG TP.HCM THẾ LỰC ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO?

TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG TP.HCM THẾ LỰC ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO? Nguyễn Gia Định #sgb Người Sài Gòn vẫn quen nhìn lực lượng Thanh niên X...

TỔ CHỨC THANH NIÊN XUNG PHONG TP.HCM THẾ LỰC ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO?
Nguyễn Gia Định

#sgb Người Sài Gòn vẫn quen nhìn lực lượng Thanh niên Xung phong đang trực tiếp tham gia điều khiển giao thông, và ngỡ đây là một đơn vị dịch vụ công ích.

Tổ chức có tên Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM, thành lập từ tháng 5-1975 (1) với Chỉ huy Trưởng đầu tiên là ông Lê Thanh Hải (sau này ông Hải là Bí thư Thành ủy TP.HCM), là một tổ chức có tiềm lực kinh tế rất hùng mạnh, chi phối nhiều lãnh vực đầu tư ở Sài Gòn.

Ông Lê Quang Thung, cựu Chỉ huy Trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM, được điều chuyển qua làm người đứng đầu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ông Lê Tấn Hùng, cũng là cựu Chỉ huy Trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM, được "bố trí" làm người đứng đầu Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

Ông Lê Quang Thung đã bị khởi tố hình sự. Ông Lê Tấn Hùng, em ruột cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, thì bị khiển trách về mặt chính quyền, và đang xem xét trách nhiệm đảng viên.

Các cuộc biểu tình diễn ra ở Sài Gòn phản đối Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 ở Hoàng Sa, đã bị đàn áp dã man bởi lực lượng TNXP. Người được cho là thực hiện lệnh đàn áp, là ông Lê Tấn Hùng - Chỉ huy Trưởng Lực lượng TNXP (2).

Ở Việt Nam hiện nay, cảng Tân Cảng là doanh nghiệp cảng hoạt động mạnh nhất, doanh số cao nhất trong hệ thống cảng biển ở Việt Nam.

Tuy vậy, cảng Tân Cảng của Bộ Quốc phòng vẫn bị chịu lép vế trước Lực lượng TNXP TP.HCM, khi ông Lê Tấn Hùng được cử làm người đại diện của cổ đông chiếm số cổ phiếu lớn nhất, ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cảng Cát Lái (3) - một đơn vị thuộc cảng Tân Cảng được cổ phần hóa.

Nhóm lợi ích gia đình và thân hữu của cựu Bí thư Lê Thanh Hải, không chỉ gắn bó mật thiết với Lực lượng TNXP TP.HCM (vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, cựu phó Chỉ huy Trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM liên quan hối lộ ở dự án Đại lộ Đông Tây với đối tác Nhật Bản là một đơn cử), mà còn chi phối đến lãnh vực bất động sản ở thành phố Sài Gòn - như vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, cưỡng chiếm chùa Liên Trì, khu công nghệ cao ở quận 9...

Có lẽ còn phải chờ đợi xem ông Lê Tấn Hùng chịu mức kỷ luật ra sao từ phía Thành ủy của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, thì mới lượng định được số phận chính trị sắp tới của cựu Bí thư Lê Thanh Hải.

....

Bổ sung của tác giả.

(1) Người viết bài tham gia lực lượng này từ tháng 5-1975. Khi ấy, có tên Đội Thanh niên xung kích/ Đội Thanh niên tình nguyện. Ngày 28-3-1976, tổ chức TNXP TP.HCM chính thức được thành lập với 2 Tổng đội (Tổng đội TNXP Thành đoàn và Tổng đội TNXP xây dựng kinh tế mới Trung ương). Ngày 6-9-1977, 2 Tổng đội TNXP được UBND TP.HCM quyết định sáp nhập thành Lực lượng TNXP TP.HCM gồm 9 phòng nghiệp vụ, trường huấn luyện, 9 tổng đội và 1 công trường với 25.000 cán bộ, đội viên.

Theo lý lịch đăng tải từ trang Sở Nội vụ, từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 10 năm 1986 ông Lê Thanh Hải là Quận ủy viên quận Tân Bình kiêm Bí thư xã, Chủ tịch xã, Bí thư Quận Đoàn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn kiêm Trưởng ban Công nghiệp Thành Đoàn; Phó Bí thư Đảng ủy Cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM.

Tác giả có nhầm lẫn thời gian về anh Sáu Nhựt. Xin được đính chính. Mong lượng thứ.

(2) Theo nội dung của Quyết định số 88/QĐ-UBND-TC do chủ tịch Lê Hoàng Quân ký ngày 6-5-2014, thì thời hạn giữ chức vụ của ông Lê Tấn Hùng tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn là 05 năm. Như vậy chỉ còn hơn một năm nữa là ông Hùng “hết nhiệm kỳ”.

Xung quanh quyết định bất ngờ rút ông Lê Tấn Hùng từ vị trí Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM về làm Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (quyết định tuy ký ngày 6-5-2014, nhưng chính thức công bố quyết định là ngày 28-5-2014), được cho là để tránh điều tiếng việc ông Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo cho các lực lượng sắc phục TNXP tham gia đàn áp dã man các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 ở Hoàng Sa.

(3) Lý lịch quan chức của ông Lê Tấn Hùng được công khai như sau: Từ năm 1993 đến năm 1994: Phó Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển đo thị thuộc lực lượng TNXP TP.HCM. Từ năm 1994 đến năm 1996: Phó trưởng phòng tổ chức lực lượng TNXP TP.HCM. Từ năm 1996 đến năm 2000: Phó giám đốc Công ty Đầu tư và dịch vụ TP.HCM. Từ năm 2000 đến năm 2004: Giám đốc Công ty Đầu tư và dịch vụ TP.HCM. Từ tháng 09 năm 2004 đến năm 2007: Phó chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM. Từ tháng 02 năm 2008 đến tháng 5-2014: Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP.HCM.

Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014, ông Lê Tấn Hùng còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cảng Cát Lái. Khi ấy, ông Lê Tấn Hùng là đại diện pháp nhân Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích TNXP, sở hữu 5.850.000 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu chiếm đến 24,38%. 

Đứng vị trí thứ hai lúc đó là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, sở hữu 5.014.700 cổ phiếu, chiếm 20,89%.

Sau khi về nhận chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, đến ngày 25-9-2014, ông Lê Tấn Hùng có đơn xin từ nhiệm các chức vụ ở Công ty cổ phần Cảng Cát Lái với lý do “thay đổi về chức vụ công tác”.

Thay thế chức vụ chủ tịch của ông Lê Tấn Hùng là ông Lê Thành Khoa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích TNXP. Ông Khoa phụ trách giám sát các vấn đề liên quan đến công tác đầu tư phát triển và quản trị tài chính của Công ty cổ phần Cảng Cát Lái, nhiệm kỳ 2013-2018.
Lê Tấn Hùng
Lê Tấn Hùng
Lê Tấn Hùng
Lê Tấn Hùng

Không có nhận xét nào