Tôi chưa biết thế nào là “bát nháo” bên ngoài phòng xử, cũng không biết thực sự có sự la ó nào của luật sư và cộng thêm là có luật sư nào ...
Tôi chưa biết thế nào là “bát nháo” bên ngoài phòng xử, cũng không biết thực sự có sự la ó nào của luật sư và cộng thêm là có luật sư nào lại mạnh dạn yêu cầu không cho báo chí tác nghiệp hay không, nhưng rõ ràng là người viết bài báo này đã dùng những từ ngữ không chuẩn mực, mang tính quy chụp và không có căn cứ để chứng minh cho những gì đã diễn ra như thế tại phiên toà này.
Việc một phiên toà công khai, thì ngoài báo chí và luật sư và người tham gia tố tụng cần xuất trình thẻ hoặc giấy mời, thông báo thì những người dân được phép vào toà mà không cần phải xin phép. Hơn nữa, việc xuất trình những giấy tờ của những người tham gia tố tụng hoàn toàn không đồng nghĩa với việc thu hồi toàn bộ các vật dụng (đi qua cửa kiểm soát an ninh và bắt để mọi thiết bị, tư liệu, tư trang bên ngoài). Đây là hành vi gây cản trở, làm khó khăn cho việc hành nghề của luật sư và cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi vượt quá phạm vi bảo đảm an ninh và trật tự phiên toà thông thường.
Không có luật sư nào có thể mạo muội đề xuất không cho nhà báo tác nghiệp, đây là một điều hết sức phi lý. Và như vậy, e rằng, nhà báo này đã truyền đạt sai thông tin cũng như có một định kiến không tốt với hình ảnh các luật sư, nhất là khi họ phải cương quyết bảo vệ quyền hành nghề của mình.
Về mặt hình ảnh của bị can, bị cáo, cần phải tôn trọng quyền về nhân thân và hình ảnh của họ, vì bản thân họ chưa bị kết tội nên vẫn được hưởng và bảo hộ nguyên vẹn những quyền cơ bản của con người theo Hiến pháp và những chế định luật định liên quan. Nếu không được phép của họ và nếu có những lời lẽ mang tính quy kết, buộc tội, thì báo chí đã xâm hại vào quyền bất khả xâm phạm của họ. Đương nhiên các toà báo sẽ phải đối mặt với nguy cơ của một vụ kiện tụng, cho đến trước khi họ thực sự bị kết tội có hiệu lực.
Lê Luân
Không có nhận xét nào