Trở lại hồ sơ ảo giác PwC Trở lại hồ sơ ảo giác PwC Trong hồ sơ đánh giá kinh tế hàm hồ của cái tổ chức “Taking the long view: How...
Trở lại hồ sơ ảo giác PwC
Trở lại hồ sơ ảo giác PwC |
Và cái tổ chức PricewaterhouseCoopers (PwC) này họ đánh giá các nền kinh tế dựa vào đặc sản nền kinh tế dựa trên dân đông, và nhất là họ nghiện ngập con số “based on purchasing power parity”, dựa trên sức mua tương đương PPP tính cho GDP, và PwC đánh giá các nền kinh tế hàng đầu sau năm 2050. Đó TQ, đó là Ấn Độ, Brasil, Indonesia, Nga, VN, Philippines,…vươn lên cường quốc kinh tế thế giới, và họ ném các nước Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Ý, Anh, Pháp,… xuống hạng đáy của xếp hạng, thậm chí họ xếp VN vượt Canada, Ý, và nhiều nước lớn của Âu châu xếp sau VN,…Họ kết hợp dựa vào dân số đông và GDP ( PPP ).
Trước hết tôi lại liên tưởng đến sự trùng hợp ngẫu nhiên là tổ chức PwC này trước đây vị nhùng nhằng tai tiếng bị kiện phạt 5,5 tỷ $ vì trò gian lận và đánh giá sai lạc, còn thành tích trong quá khứ thì nhiều lần ra hầu tòa bị kiện cáo và phải bồi thường cho giới đầu tư vì đánh giá sai và nói phét,…
Họ đưa ra dự báo triển vọng kinh tế rất đáng ngạc nhiên là rất buồn cười nếu ta tính theo chỉ số dân số đông thì quả nhiên họ xếp tới năm 2050, nền kinh tế TQ xếp số 1 (dân số đông số 1), thứ hai là Ấn Độ (dân số hiện tại đông cũng ở số 2 của thế giới), và sau cùng họ xếp nền kinh tế Mỹ tới năm 2050 đứng hạng 3, đó là hiện nay dân số Mỹ cũng đang đông dân đứng thứ 3 của thế giới thì tôi thấy quả nhiên là trùng hợp, kế nữa là họ xếp Indonesia, Brazil, Pakistan, Nga, Nhật,.. tức là dân số hiện tại trên 200 triệu dân, dưới nữa là VN, Philippines, Ao Cập,…
Tôi thì không cần phân tích kinh tế vĩ mô quốc tế ở đây, mà nhanh chóng kết luận, đó là Canada bị PwC cho ra hàng thứ cấp trong xếp hạng. Đó là phân tích ngu xuẩn nhất mà tôi chưa từng thấy, bởi vì với cái đà trái đất đàng ấm lên toàn cầu và băng tan, thì Cannada sau này mới là cường quốc kinh tế khó ai bì kịp được, bởi vì băng tan, giao dịch toàn cầu sẽ tập chung vào Canada rất mạnh về vận chuyển giao thương bán buôn với các châu lục.
Chuyện chuyên môn thứ nữa đó là dân số Canada hiện nay rất ít mà diện tích đất nước thì quá lớn là đứng hạng 2 của thế giới chỉ xếp sau Nga thì việc tăng dân số của Canada về dài đều tác động đến sự hùng cường của Canada. Thậm chí là Mỹ, về dài dân số càng tăng thì càng có lợi cho Mỹ, vì diện tích đất đai của Mỹ quá lớn mà dân số quá ít ỏi, và hầu như dân số của hai quốc gia này đều trẻ hóa. Tronmg khi với TQ và Ấn Độ, thì đối với TQ, dân số của họ đã dùng hết công suất là dân số trẻ để khai thác tối đa cho kinh tế thì này đã thoái trào vì dân só lão hõa và đất đai diện tích không thể chứa chấp để mà phát triển kinh tế nữa vì đã quá chật chội, là về dài dân số TQ càng tăng thì phí tổn gánh nặng càng đẩy quốc gia này vào bất ổn thoái trào,…
Ôi thôi kết luận của tôi cần phải nhanh chóng kết, và có phân tích rộng hơn nữa nó cũng thừa, và tôi cảnh cáo đối với VN là đừng có mơ cái háo danh đứng trước Canada làm gì khi mà chỉ tiêu hàng năm tờ giấy bạc VND phải mất giá 1-2% và bình quân là 3-4% thì chỉ là ảo giác thôi, bởi vì sức mạnh nền kinh tế nó đo lường bằng sức mạnh tờ giấy bạc đồng nội tệ do mình phát hành, vì kinh tế có tạo ra sản phẩm được thế giới ưa chuộng thì người ta mới tích trữ tiền của mình để nhập khẩu hàng hóa có chất lượng thôi, và đừng có ảo giác nữa, mà hãy xem lại nền móng giáo dục của mình cái đã rồi mới nghĩ chuyện vĩ đại của thiên hạ. Với Mỹ, Canada, về dài dân số càng tăng thì càng có lợi thế, còn với TQ, Ấn Độ hay VN thì dân số càng tăng thì càng lụt bại vì họ đã khai thác tối đa về dân số của họ cho phát triển kinh tế rồi, đó là dân số trẻ đang lão hóa.
Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán
Không có nhận xét nào