TRỞ LẠI HỒ SƠ MOBIFONE, AVG VÀ TỔNG CTCP BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB) Đầu tiên tôi nhắc lại chuyện khá buồn cười ở quốc gia VN ...
TRỞ LẠI HỒ SƠ MOBIFONE, AVG VÀ TỔNG CTCP BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB)
Đầu tiên tôi nhắc lại chuyện khá buồn cười ở quốc gia VN này có học thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Chuyện buồn cười và thiếu chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo và quan chức VN là họ mở cửa và hội nhập với thế giới về kinh tế hết cỡ là còn hội nhập thị trường sâu rộng hơn cả đế quốc tư bản Mỹ, khốn nỗi tư duy đầu óc của quan chức điều hành kinh tế và chuyên gia kinh tế quốc doanh của quốc gia này thì có hạn, nghiệp vụ đầu tư thì không có nhưng lại thích lãnh đạo đứng trên đầu thiên hạ,… đó là chuyện hài hước đang diễn ra ở xứ này.
Đó là tôi phân tích chuyện thứ nhất là sự ồn ào về hiệu ứng thương vụ MobiFone mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG), mà người ta đỗ lỗi linh tinh thiếu chuyên môn trong thẩm định giá cả một công ty để mua bán nó. Họ nhắm vào ông Phạm Nhật Vũ, là em trai của ông tỷ phú Phạm Nhật Vượng, và ông Vũ này là người đại diện cho Công ty cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG) và không hiểu dưới sự áp lực chính trị nào đó mà ông Vũ này đã hủy bỏ hợp đồng Mobifone mua AVG, và gánh thiệt thòi cho mình.
Phía báo chí truyền thông nhà nước VN do cái Bộ TT&TT quản lý này cùng với chuyên gia kinh tế quốc doanh họ nhầm lẫn tai hại và dùng truyền thông đánh vào ông Phạm Nhật Vũ là lừa Mobifone để bán AVG với giá cao hơn so với thực lực kinh doanh của công ty AVG, vì họ nói AVG định giá quá cao, mà AVG này khi đó đang kinh doanh thua lỗ thay vì chỉ đáng giá 3.600 tỷ VND, thay vì bán cho Mobifone tới 8.889,8 tỷ VND, rồi người ta còn nói giá trị thật của AVG chỉ được 300 tỷ VND,….vì họ nói là công ty AVG này đang kinh doanh thua lỗ tệ hại,….
Tôi thì giải thích thế này, trong đầu tư và kinh doanh, việc định giá một công ty để mua nó cái giá đắt hay rẻ, hoặc công ty đó đang kinh doanh thua lỗ thì đó là chuyện nôị bộ của công ty đó, nó chẳng liên quan gì đến kẻ đi thâu tóm mua nó để lý luận đòi hỏi phải mua cái giá này hay giá kia hoặc đi mua công ty đó mà tới tổng hành dinh của họ nói là công ty các ông đang thua lỗ chỉ đáng giá bằng đó tiền thôi, các ông bán cho chúng tôi đi thì bạn sẽ bị người ta kêu cảnh sát hay luật sư tới mời bạn đi ra khỏi văn phòng của họ là biến đi càng nhanh càng tốt nếu không sẽ bị người ta khởi kiện phạt nặng về tội cố ý phá hoại, gây mất trật tự kinh doanh.
Chuyện định giá một công ty 10 đồng hay 100 đồng, hoặc công ty AVG họ định giá 8.889,8 tỷ VND hay cả 1 tỷ USD đó là chuyện của người ta, họ có quyền ra giá như vậy, thậm chí cái công ty AVG này đang thua lỗ và chỉ có dăm vài khách hàng hay 1 khách hàng đang thuê bao truyền hình mà họ vẫn định giá 1 tỷ USD thì là chuyện của họ, ai mua được thì mua và không mua được thì tùy là không ai ép ai cả, và đừng có thắc mắc hay dùng truyền thông đả kích họ làm gì, vì họ đang định giá đúng chứ không sai trái hay vi phạm luật đầu tư nào cả.
Vì khi người ta bán công ty đó thì nhà đầu tư họ bỏ tiền ra mua thì họ tự biết là họ có cách kinh doanh và đầu tư của họ dù phải trả tiền cao, đó là quan trọng là họ thấy ra tiềm năng sẵn có của thị trường rất cao mà công ty của nhóm cổ đông đang rao bán đó họ không thấy ra, hoặc họ không có kinh nghiệm kinh doanh về nó nữa nhưng mà đối tác mua nó thì họ lại rất có thế mạnh và có kinh nghiệm về mảng kinh doanh đó, nên số tiền họ có thể bỏ ra rất cao giá mà bên bán trả giá đó họ cũng mua, kể cả đối tác đi thâu tóm mua kẻ bị bán đó đang thua lỗ hay nợ nần ai đó thì công ty đi thâu tóm mua công ty bị bán đó thì nhà đầu tư và công ty muốn mua đó thì họ sẵn sàng trả tiền trả nợ để nhanh chóng dàn xếp để mua và sở hữu thương hiệu công ty đó thuộc về họ,….
Về hồ sơ cái thương vụ MobiFone mua lại cổ phần của AVG, mà đích thân ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ký khi còn làm thứ trưởng, và Nguyễn Bắc Son làm bộ trưởng và là chủ quản đại diện của MobiFone mua AVG đó thì nếu có truy trách nhiệm thì cần truy trách nhiệm hai ông này nếu có chữ ký của họ bằng giấy trắng mực đen, chứ ông Phạm Nhật Vũ thì vô can, thậm chí là ông Vũ của AVG có thể thuê luật sư kiện MobiFone bồi thường trang trải mọi phí tổn phát sinh như lãi suất chẳng hạn, vì tiền đó đóng băng chưa trả hết cho AVG mà, cũng như cộng chi phí MobiFone đã khai thác AVG trong thời gian sở hữu mua nó.
Ôi thôi, nếu là công ty của Mỹ mà tôi cầm đầu bán nó hay mua nó thì tôi kiện cáo mà đền bù cho tôi không thiếu 1 xu lẻ và đừng có mà viện dẫn công ty đó đáng giá bao nhiêu thua lỗ thế nào,… đó là nhảm nhí,…tôi thường hay nói rằng bất cứ thương vụ mua bán nào, tốt nhất bạn cần thuê luật sư tư vấn trước về luật lệ và luật pháp kinh doanh và đầu tư của quốc gia đó khi ký bút để mà sau này kiện cáo họ ra tòa, nhất là những nước bất minh và bất an như VN.
Thực tế tôi nghi ngờ chuyện AVG trước đây họ muốn bán công ty họ thì có thể có nhiểu đối tác nước ngoài nhắm đến để mua AVG, đôi khi họ còn bán được AVG với giá cao hơn chứ không thấp được, vì quan trọng là đối tác mua nó họ thấy ra tiềm năng rất lớn của người tiêu dùng VN chứ họ không cần quan tâm đến việc công ty AVG này đáng giá bao nhiêu hay đang kinh doanh thua lỗ thế nào,….??
Nhưng có thể do cái Bộ TT&TT của ông Trương Minh Tuấn, và Nguyễn Bắc Son này cũng như cả Ban bí thư của ông tổng Trọng này ngăn cản, vì lo ngại nước ngoài mua AVG rồi thì khó kiểm soát quản lý về truyền thông, nên khó kiểm duyệt họ, vì họ xưa nay quen cái thói kiểm duyệt và tuyên truyền, dù đầu óc thì có hạn nhưng hay thích cưỡi cổ đề đầu thiên hạ. Vì trước đây VN từng gặp hoàn cảnh một số kênh truyền hình CNN, BBC, Star Movies... phải tạm ngưng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền ở VN (truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh,… vì Bộ Thông tin Truyền thông này lý giải mơ hồ, vì đòi kiểm duyệt nhưng không hiểu tiếng nước ngoài, nên bắt người ta phiên dịch,…).
Đó là chuyện quái đản đang diễn ra ở cái Bộ TT&TT kém cỏi này. Có thể bây giờ khi VN gia nhập CPTPP (TPP-11) thì giá trị kiểm duyệt nó không còn độc quyền nữa và mất tác dụng nên họ mới lật lại hồ sơ này thôi, vì trước đó do quen thói kiểm duyệt nên sợ AVG bán cho truyền thông nước ngoài thì khó kiểm duyệt nên họ mới chỉ định MobiFone bung tiền ra mua AVG để dễ bề kiểm soát và độc quyền tin tức và truyền thông và cũng được chút ít tiền “lót tay bồi dưỡng”,….
Tôi thì không có hồ sơ chắc chắn về nó, chứ nếu tôi có hồ sơ có lẽ tôi sẽ phân tích, và nếu cần là ở VN muốn công bằng thì tôi sẽ tung bài viết chặt chẽ hơn và sẽ chấm dứt ngay việc tranh cãi ai đúng ai sai là điều dễ dàng, đó là tôi sẽ cần thêm tư vấn về luật sư, pháp lý ở VN, việc phân tích rủi ro đầu tư trong kinh tế và kinh doanh do tôi phụ trách đảm nhiệm là sẽ rõ ràng thôi. Nó không có gì phải quá khó khăn để mà tranh cãi cả, nhưng đây là chuyện chính trị nhạy cảm nên họ chỉ dàn xếp nội bộ gọi là “bí mật quốc gia”.
CÒN TRỞ LẠI HỒ SƠ TỔNG CTCP BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB).
Đây là hồ sơ mà tôi phê phán những ai đang dùng truyền thông đả kích gọi là đấu tố SAB, đó là nó không hay ho gì cho VN cả. Bởi vì hiện nay ở VN họ khơi lại chuyện “chống tham nhũng ở SAB rất nguy hiểm”, đã thế họ còn dùng thủ thuật truyền thông đả phá mã chứng khoán SAB sụt giá, và mỉa mai tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage khi đã mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước VN thông qua Bộ Công thương chào bán Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD khi cổ phiếu được PR đẩy lên giá đỉnh cao nhằm bán có lãi cao, thì nay họ dùng truyền thông tung tin “như bi kịch cho cổ phiếu tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi mua SAB đang thua lỗ nặng nề là giá từ đỉnh cao nay rơi xuống vực sâu thẳm,…”. Rồi nào là họ tung tin tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đang gặp khó khăn vì mắc nợ khi vay nợ mua cổ phần SAB.
Đã thế họ đang điều tra Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sai Gòn (Sabeco) thua lỗ mấy trăm tỷ VND khi đầu tư dàn trải mấy năm trước như việc đầu tư vào các nghiệp vụ rủi ro chứng khoán, tài chính, ngân hàng, dầu khí,…đó là chuyện có trước khá lâu rồi, và bây giờ là chuyện khác, đó là SAB mà nhà nước VN đã bán cho họ quyền kiểm soát rồi, và kể cả sau này việc truy thu thuế ngân sách sẽ phải thay đổi lại là không thể ra chỉ tiêu truy thu ngân sách mấy ngàn tỷ như trước nữa, vì bây giờ Bộ Công thương chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ tại Sabeco, không còn là cổ đông chi phối tại Sabeco, và tỷ phú Thailand họ chỉ có nghĩa vụ đóng thuế theo luật của VN thôi, những nguồn kinh doanh hay doanh thu, kể cả giá cổ phiếu tăng hay giảm thì nó cũng không còn do nhà nước VN lãnh rủi ro để hưởng hết nữa.
Vì hiện nay chỉ sau 3- tháng thì giá cổ phiếu của Sabeco đã giảm đi gần 30% giá trị của nó, dù rằng về lý thuyết nó cũng chẳng làm ảnh hưởng đến sở hữu cổ phần của tỷ phú Thailand nếu họ không có bán cho ai nữa, nhưng phần rủi ro hình thức đầu tư này thì tỷ phú Thailand đang bị thiệt hại nặng vì giá trị định giá cổ phiếu sụt giá mà tỷ phú Thailand nếu bán đi sẽ thua lỗ cả tỷ USD. Thực tế tỷ phú Thái họ nhắm vào Sabeco để sở hữu luôn các cửa hàng chi nhánh phân phối sản phẩm của Sabeco trải rộng khắp đất nước VN này, đó mới là đích nhắm của họ để sau này họ kiểm soát thị phần của họ và họ chỉ cần chi hoa hồng cho các đại lý phân phối bia bọt hay sản phẩm của Sabeco thì họ sẽ thắng thế so với doanh nghiệp của VN ít vốn sẽ bị lép vế,....
Tuy nhiên ở VN hiện nay họ lại chơi trò thao túng tin tức nhắm đánh vào Sabeco như thể Bộ Công thương và chính phủ VN này họ đang sở hữu 100% vốn Sabeco của họ vậy. Vì khi chống tham nhũng đầu tư ngoài ngành thì sao không chống trước khi bán để lo thu hồi vốn đi, có lẽ họ chơi trò kinh doanh lưu manh là nếu làm vậy sẽ khiến giá cổ phiếu Sabeco rớt giá mạnh và bán vốn sẽ không có được giá cao 4,8 tỷ USD mà đôi khi chỉ được 2,7-3 tỷ USD thôi.
Bây giờ tại VN họ dùng truyền thông tung tin tức tiêu cực khiến cho giá cổ phiếu của Sabeco sụt giá mạnh, nếu gặp trường hợp tỷ phú Thái đang kẹt tiền muốn bán nó thì đúng là sau này chính phủ VN đừng nghĩ đến chuyện đi phát thiệp mời người ta mua cổ phần nữa. Đó là thói kinh doanh tư duy thời bao cấp hợp tác xã. Nó cũng giống như câu chuyện Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam, hay Eximbank, một ngân hàng độc hại mắc nợ xấu gần như chỉ là cái xác khô biết đi và may mắn được các ngân hàng Nhật là Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui, là công ty con của Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (TYO: 8316) cứu rỗi mua cổ phần và góp vốn đầu tư, khi kêu gọi người ta đầu tư rồi thì để cho giám đốc chi nhánh rồi nhân viên mình lừa đảo khách hàng, gây tâm lý tiêu cực cho giá cổ phiếu của Eximbank, đã thế còn có thể Eximbank phải đền bù thì quả là chuyện khó tin khi kêu gọi nước ngoài góp vốn mà nhà nước hay ngân hàng nhà nước VN này lại giữ vai trò quản lý bổ nhiệm và trả có trách nhiệm nào cả thì rất khó ăn nói với nước ngoài.
Phương Thơ - Morgan Stanley (NYSE: MS)
Không có nhận xét nào