Trở lại hồ sơ ông Thủ tướng nước CHXHCN VN nói sảng về kinh tế bên Úc Trong việc ông Thủ tướng nước CHXHCNVN tới thăm nước Úc hay Australia,...
Trở lại hồ sơ ông Thủ tướng nước CHXHCN VN nói sảng về kinh tế bên Úc
Trong việc ông Thủ tướng nước CHXHCNVN tới thăm nước Úc hay Australia, thì có khá nhiều người ở bên Úc cũng như ở VN hỏi tôi rằng, cái ông Thủ tướng Phúc hâm hâm này khi ông tới Đại học Quốc gia Úc (ANU), tức là tiếng Anh là Australian National University, và ông Thủ tướng VN này nói rằng “điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất thế giới mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam. Vì có đến khoảng 3/4, hay 75% lượng điện thoại này được Samsung sản xuất tại Việt Nam,…”, rồi ông ta nói “nếu cứ 10 cái điện thoại thông minh đang bán ra ở Úc hay người tiêu dùng tại Úc đang sử dụng thì có tới 7 cái điện thoại đó là Samsung do VN sản xuất lắp rắp chế tạo,…và nhiều phát biểu hàm hồ khác”. Rồi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này còn hối thúc như doanh nghiệp Australia hãy nhanh chân vào Việt Nam,…
Đầu tiên tôi tóm tắt một chút ít về nền kinh tế Úc đơn giản như thế này, đó là dân số Úc hiện nay quá ít ỏi là chỉ có 24,1 triệu dân mà diện tích quốc gia này thì quá lớn, là rộng tới 2.969.907 dặm vuông, nó tương ứng 7.692.024 km vuông, là quốc gia có diện tích rộng lớn thứ 6 trên thế giới. Tức là chỉ xếp sau Nga, Canada, TQ, Mỹ và Brazil thôi.
Điều đó nó cho thấy nước Úc muốn có tăng trưởng kinh tế thì họ cần hút dân nhập cư vào Úc, và thu hút đầu tư lao động ở nước ngoài vào chứ Úc họ không cần đầu tư ồ ạt ra bên ngoài, vì không có lợi. Đó là vấn đề kinh tế, dân số, người lao động.
Về kinh tế thì ta có một điều thú vị là nước Úc là quốc gia duy nhất rất hiếm hoi là chưa khi nào gặp khủng hoảng kinh tế lần nào cả kể từ những năm 1980 trở lại đây. Đó là nước Úc luôn trụ vững bất chấp những cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới nhiều đợt thì duy nhất nước Úc là vô hại. Đó là nền kinh tế Úc luôn có mức tăng trưởng GDP trên 3,7% so với tiêu chuẩn 2,5% của các nước OECD của nhóm nước có nền kinh tế tiên tiến.
Nền kinh tế Úc có nhiều rủi ro là phụ thuộc vào vào hàng hóa như than đá, khoáng sản kim loại, quặng kim loại, chế biến phế liệu kim loại, than đá, than cốc và bánh than, khí đốt, kim loại màu, cơ khí máy móc thiết bị vận tải, nông nghiệp, động thực vật,…là những mặt hàng thô được chế biến cao hơn do dùng thiết bị công nghệ cao,…
Hãy nhớ rằng thế giới, trữ lượng quặng sắt lại nằm tại bốn quốc gia là Nga, Úc, Nam Phi và Brazil,...thì riêng nước Úc có Rio Tinto là một công ty đa quốc gia Úc-Anh và là một trong những tập đoàn kim loại và khai thác mỏ lớn nhất thế giới. Công ty này niêm yết giá bằng đồng Australian dollar (AUD), bằng đồng Bảng Anh (GBP), và đồng USD, tại các thị trường Sydney, London, New York.
Đại công ty BHP Billiton, một công ty đa quốc gia từng là đại gia khai thác khoáng sản, kim loại và dầu mỏ công ty có trụ sở tại Melbourne, Australia có lúc là nhà khai thác mỏ lớn nhất thế giới cách đây 3 năm. Đại công ty này BHP Billiton giao dịch trên thị trường London, New York, Sydney, Úc. Tức là niêm yết giá tài sản bằng đồng Bảng Anh (GBP), USD, dollar Úc (AUD).
Rồi công ty Fortescue Metals Group, cũng là đại gia của Úc, cũng niêm yết bằng đồng USD, và AUD. Đây cũng là nhà sản xuất quặng sắt lớn hàng đầu trên thế giới mà chủ yếu liên doanh với Anh quốc, và các nước Âu châu,…Có nghĩa là Úc đang là cường quốc kiểm soát ngành công nghiệp về khai thác và sản xuất khoáng sản kim loại này.
Qua vài ý đó thôi thì tôi nói ngược lại là có lẽ VN nên đầu tư vào Úc thay vì kêu gọi Úc đầu tư vào VN, đó là sự phát biểu hết sức nhảm nhí của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi hối thúc như doanh nghiệp Australia hãy nhanh chân vào Việt Nam. Mà Úc sang VN đầu tư thì còn cái gì nào? Hay lại nói VN là cô gái xuân thì gì đó hấp dẫn trai làng,…
Chuyện thứ nữa là ít ai biết rằng, nền kinh tế Úc còn dựa vào đốt xương sống rất quan trọng cho nền kinh tế tiêu dùng trong nước hay phân phối sản phẩm trung gian, đó là nước là quốc gia phân phối hàng tiêu dùng bán lẻ lớn hàng đầu thế giới, có thể là nhất nhì thế giới, vì rất nhiều cửa hàng các công ty đa quốc gia đặt ở Úc phân phối sản phẩm bung ra các nước. Họ có nhiều cửa hàng siêu thị, kể cả siêu thị mini (ở VN hay gọi là cửa hàng tạp hóa) để phân phối sản phẩm.
Và tôi lồng ghép câu chuyện điện thoại Samsung VN mà ông thủ tướng ám chỉ nó sản xuất ở VN đang bán ra toàn cầu chiếm tới 75% và ông này cứ ngỡ là cứ hễ 10 người Úc thì có tới 7 người dùng điện thoại Samsung do VN lắp ráp và sản xuất, đó là tôi Samsung không có chân đứng để đu với điện thoại iPhone của Apple Inc. (NASDAQ: AAPL), bởi vì Táo cắn dở Apple họ đã có những chuỗi cửa hàng phân phối ở Úc từ lâu rồi, thí dụ nếu bạn đến Úc thì dễ dàng tìm đến địa chỉ bán sản phẩm của điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ,…do Apple sản xuất.
Đó là những nơi:
Westfield Fountain Gate, Narre Warren, Victoria
Westfield Chermside, Chermside, Queensland
Victoria - Malvern East
Highpoint Shopping Centre, Maribyrnong, Victoria,….
Để đơn giản ta dễ kiểm chứng ra, đó là Úc là quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ, và Úc nhập khẩu nhiều hàng hóa đến từ Mỹ, Nhật, Đức, rồi mới đến Hàn Quốc,…Bởi vì Mỹ đang là nước có số lượng lớn các chuỗi bán lẻ và các cửa hàng kinh doanh, kể cả nhà hàng là lớn nhất ở Úc,…nên nó cũng giải thích là các thương hiệu Apple Inc.( NASDAQ: AAPL), Levi Strauss & Co. (Levi's), McDonald's (NYSE: MCD), GNC Holdings Inc (NYSE: GNC),…và nhiều lĩnh vực tiêu dùng, y tế khác,…họ đang tìm kiếm lợi ích cho người tiêu dùng Úc. Nó cũng giải thích dễ hiểu là năm 2017 thì Mỹ đạt thặng dự thương mại với Úc tới 14,6 tỷ $, mặc dù về lý thuyết một quốc gia xuất khẩu hàng hóa như Úc thì họ phải luôn đạt thặng dư thương mại với chính họ, nhưng duy nhất nước Úc thì hay bị thâm hụt thương mại, nhất là đối tác Mỹ.
Chuyện dễ thấy ra nữa, đó là họ luôn đạt thặng dư thương mại chủ yếu là TQ, và dân nhà giàu TQ thì sống định cư hay du lịch dài hạn hoặc mua sắm ở Úc thì họ tiêu xài hàng Mỹ nhiều nhất chứ không xài hàng Hàn Quốc như Samsung vớ vẩn kia, vì dân Tàu họ coi Samsung không hơn gì hàng Tàu, dù rằng về chi tiêu mua sắm này nó không liên quan đến Úc đạt thặng dư thương mại, nhưng tôi chỉ gợi ý nói ra vài ý thôi để nói rằng ở nhà tại VN đừng ảo giác cái gì cũng là Samsung vô địch vô đối,….
Thực tế Úc luôn đạt thặng dư thương mại lớn nhất với TQ đó là TQ nhập khẩu nhiều hàng hóa kim loại, quặng sắt, than đá,…như tôi đã nói ở trên và nhập khẩu lĩnh vực nong nghiệp, thịt bò, và động vật khác mà TQ rất cần nó, vì ta thường thấy ÚC họ cũng chẳng ngán TQ cấm vận hay hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Úc, bởi vì nếu TQ mà không có nguồn cung nhập khẩu các mặt hàng của Úc thì người dân và doanh nghiệp TQ chỉ có chuốc thiệt hại chứ chẳng phải Úc, vì vận chuyển gần, chi phí rẻ,… nên cũng dễ hiểu là Úc họ hay thọc gậy bánh xe TQ ở Biển Đông thì TQ cũng cố mà cắn răng giả điếc là không biết gì.
Chuyện chuyên môn nữa là trong kinh tế học thực dụng cũng như trong đầu tư tài chính, đó là tôi hay nhắc lại nếu một quốc gia đó có tài nguyên khoáng sản lớn, thì đồng tiền quốc gia đó có thể được định giá bằng dự trữ ngoại hối của họ. Chẳng hạn đối với Úc họ nói họ tích trữ ngoại tệ của họ bằng đồng Đô-la Úc, hay AUD cũng chẳng sao, kể cả dùng cho các thanh toán ngoại thương quốc tế cũng vậy, vì hầu hết các hàng hóa của Úc đều được neo vào việc định giá bằng đồng USD. Hãy nhớ rằng Úc là quốc gia quản lý tài nguyên rất chặt chẽ và xuất khẩu có lời cao nhờ áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến. Và đồng Dollar Australia rất có giá trị trên thị trường quốc tế đôi khi còn an toàn hơn cả đồng USD của Mỹ, và cũng rất được ưa chuộng. Đó là điều mà ít ai thấy ra mà hay thắc mắc vì sao Dollar Úc lại có giá, vì tôi chắc chắn rằng Dollar Úc về VN là khi hoán đổi tỷ giá nó chẳng cần phải qua tỷ giá trung gian nào cả mà nhân viên ngân hàng sẽ hoa mắt đổi ngay tỷ giá cho bạn, đôi khi họ còn thích hơn cả USD của Mỹ.
Sau cũng ta hãy nói về việc ông TT Nguyễn Xuân Phúc tới Úc khi khoe khoang là VN đang là công xưởng số 1 thế giới của ngành chế tạo điện thoại thông minh, hàng điện tử tiêu dùng ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt,… do Samsung đầu tư mà họ hay quen gọi là Samsung VN, đó là tôi gọi là VN đang là công xưởng rác thải độc hại của Samsung, với nhân công rẻ thuế má ưu đãi, chứ Samsung qua nước khác thì khó mà có được ưu đãi đầu tư là quốc gia khác họ không ham hố nó, vì thu nhập của họ cao rồi.
Khi nói về sản phẩm điện tử tiêu dùng của Samsung thì hàng Samsung của Hàn Quốc chỉ là hạng tầm thường rẻ tiền, bề ngoài thì nhìn có vẻ đẹp và hấp dẫn chứ thực chất là chất lượng của nó chỉ thích hợp cho người tiêu dùng chấp nhận rủi ro là có thu nhập thấp, vì sản phẩm dễ hư hỏng và kém về chất liệu. Thực tế là Samsung đang bán sản phẩm của họ rất đắt so với chính chất lượng của nó vì hầu hết nguyên liệu, vật liệu, kim loại hay đất hiếm thì Samsung đều đi nhập ở bên ngoài không được ưu đãi về thuế nên chế tạo ra sản phẩm thường kém bền bỉ so với hàng Mỹ, Nhật, Âu châu.
Nếu mà so sánh hàng điện tử tiêu dùng của Samsung với các nước có thu nhập trung bình hay cao như Âu châu chẳng hạn hay một số nước Canada, Úc,…thì Samsung không có cửa để chen chân đấu lại được các hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng như Electrolux là một đế chế sản xuất thiết bị điện tử gia đình là công ty đa quốc gia của Thụy Điển, có trụ sở chính tại tại Stockholm. Hãy nhớ rằng Electrolux nổi tiếng sản xuất tủ lạnh cao cấp đẳng cấp với công nghệ vượt chội Samsung kém phẩm chất xuất xứ ở VN. Ngoài ra Samsung thì chẳng có cửa để so sánh các sản phẩm khác của Electrolux như sản phẩm máy giặt, máy lạnh, máy hút bui, máy rửa chén,…
Kế đến thì Samsung chưa thể có cửa cạnh tranh nổi với Whirlpool Corporation (NYSE: WHR) là nhà nhà sản xuất thiết bị gia đình lớn nhất thế giới của Mỹ. Cái hãng Whirlpool này cũng đã kiện Samsung và LG bán phá giá máy giặt "Made in Vietnam" xuất khẩu sang tại thị trường Mỹ với cáo giác lách thuế, thay vì Mỹ họ dành ưu đãi thuế thấp cho VN và nhắm vào thuế cao ở các nước mà Samsung có cơ sở đầu tư như ở TQ thì công ty Samsung này tuồn nhà máy sang VN chế ráp và xuất khẩu để hưởng thuế thấp, vì Mỹ họ còn nghi ngờ Samsung tuồn linh kiện từ bên Tàu sẵn có qua VN lắp ráp lại để bán hàng rẻ mạt kém phẩm chất,…
Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán
Không có nhận xét nào