Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam

Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam Năm 2017 vừa qua, Mỹ vẫn cường quốc kinh tế là đầu máy kéo đà kin...

Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam

Năm 2017 vừa qua, Mỹ vẫn cường quốc kinh tế là đầu máy kéo đà kinh tế tăng trưởng của toàn cầu. Bởi lẽ trong năm 2017, đó là Mỹ nhập khẩu hàng hóa của thế giới 2.343 tỷ USD (nếu tính cho cả nhập khẩu hàng hóa vốn là tổng cộng 2,91 ngàn tỷ USD, nó bao gồm máy tính, điện thoại, hàng tiêu dùng,…). Tức là Mỹ là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa lớn nhất thế giới. Tổng thương mại của Mỹ với thế giới là 5.233 tỷ $.

Cũng trong năm 2017 thì thương mại toàn cầu ước đoán đạt khoảng 34,1 ngàn tỷ $. Tức là tăng 10,6%. Trong ngoại thương năm 2017, Mỹ thâm hụt thương mại nặng nhất với các nước Á châu, nó lên tới con số gần 572 tỷ USD. Nền kinh tế Mỹ chỉ để xuất khẩu tính hết con số mơ hồ là cả nhập lậu chỉ chiếm khoảng 13,2% của GDP mà thôi. VN thì gần 100% của GDP, thậm chí khi gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có lẽ sẽ trên 100% của GDP.

Thực tế, trong năm 2017, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ  với thế giới là gần 800 tỷ USD. Năm 2017, thâm hụt ngân sách của Mỹ là dưới 3,4%, tức là khoảng 664,8 tỷ USD thôi.

Những cường quốc hay các khối kinh tế nhập khẩu nhiều hàng hóa của thế giới xếp sau Mỹ, đó là TQ, họ nhập khẩu hàng hóa của thế giới 1.752 tỷ $, thứ 3 là nước Đức họ nhập khẩu 1.106 tỷ USD,…

Trong khi nền kinh tế héo úa mà quan chức cộng sản ở VN hiện nay vẫn còn u mê hay ca tụng nước Nga vô đối và vô địch về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự , và họ hay ca tụng sự vươn lên của nền kinh tế Nga là EU, Mỹ càng cấm vận kinh tế Nga thì nước Nga càng mạnh, nhưng khốn nỗi năm 2017-tổng nhập khẩu của nền kinh tế Nga chỉ có 213 tỷ $.

Đó là Nga xếp sau cả Đài Loan, Ba Lan, Singapore, Hồng Kông, và kém xa Ấn Độ tới một nửa về nhập khẩu hàng hóa của thế giới.

Đáng chú ý là nền kinh tế VN đã trở thành diễn viên chính trong 10 nước ASEAN, khi vượt qua Thailand, Malaysia, bỏ xa Philippines, và chỉ đứng thứ 2 là xếp sau Singapore là những cường quốc nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của khối ASEAN. Và dự báo có thể đuổi kịp Nga về nhập khẩu hàng hóa của thế giới.

Tuy nhiên, tôi khuyến cáo là cái kiểu nhập khẩu hàng hóa của VN hay dẫn tới bị thâm hụt thương mại, mà ở nhà tại VN họ quen gọi là nhập siêu. Nhập khẩu của VN quá nhiều đối với thực lực và nội lực của nền kinh tế quá yếu, dự trữ ngoại hối quá mỏng, nó thường làm hao tổn, bởi vì thâm hụt thương mại, hay nhập siêu của VN đang xẩy ra liên tục và thường xuyên kéo dài dai dẳng, đó là bất lợi cho nền kinh tế của VN, đó là hãy nhớ rằng kiểu thâm hụt như thế nào được tài trợ bằng nợ công gia tăng.

Chuyện thứ nữa là cái quốc gia VN có nền kinh tế bé nhỏ này như tôi hau nhắc là hay bị thâm hụt thương mại, rồi thâm hụt tài khoản vãng lai, nó làm giảm sinh lực của nền kinh tế khi nó kéo dài thường xuyên, nó biểu hiện cái nền kinh tế vay nợ gia tăng, mặc dầu về lý thuyết nó không do xuất khẩu giảm mà còn tăng. Hậu quả nó yêu cầu đòi hỏi quốc gia này phải bơm bóng đầu tư tăng trưởng kinh tế cho cái GDP thật cao để tránh hậu quả là giới đầu tư quốc tế nghi ngại  một khi tăng trưởng kinh tế yếu đi thì VN lấy gì đêm đủ lợi nhuận cho họ.

Kết cục có thể gây hiệu ứng nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy là rút vốn, hậu quả giá trái phiếu của VN sẽ cắm mũi xuống đất, lợi xuất trái phiếu tăng vọt lên trời, và nó làm đồng tiền của quốc gia này là đồng tiền VND bị suy yếu xói mòn và giảm giá trị. Hãy nhớ rằng đừng có tư duy suy nghĩ là thấy đồng tiền rẻ mà lại điên cuồng gia tăng xuất khẩu nhờ lý luận kinh tế tiền yếu thì dễ cạnh tranh để mà in bạc hay đi vay nhằm tăng cường đầu tư cho xuất khẩu thì nền kinh tế càng đi xuống vực sâu nhanh hơn. Bởi vì tôi hay nói cái kiểu gia tăng xuất khẩu nhờ tiền rẻ mà không chú phí tổn lợi suất trái phiếu đang treo trên cao thì càng xuất khẩu mạnh thì càng dễ phá sản vỡ nợ quốc gia càng nhanh hơn.

Sau cùng tôi trích dẫn vài điều trớ trêu về thâm hụt thương mại của Mỹ với TQ, chẳng hạn tôi lấy bài báo của tờ Economist họ nói ra rằng, giả sử những  cái máy tính bảng iPad, kể cả những chiếc điện thoại iPhone  của hãng công nghệ Apple Inc. ( NASDAQ: AAPL) được nhập khẩu từ xứ TQ và với chi phí sản xuất 275 $ thì được coi là thâm hụt thương mại của Mỹ. Thực tế nó lại khác, vì phần lớn lợi nhuận thực sự lại chảy vào túi của công ty Apple của Mỹ, trong khi giá trị được bổ sung từ công việc ở Trung Quốc chỉ bằng 10 $ cho chi phí sản xuất 275 $, bạn đọc có thể xem đường dẫn khá hài hước ở đây, vì cái tờ Economist họ nói cũng có lý và đúng chứ không sai, tức là một phần hàng hóa TQ, có lẽ 1/3 hay 1/2 xuất khẩu vào Mỹ, hoặc Mỹ bị thâm hụt thương mại với TQ thì nó do công ty Mỹ là thủ phạm gây ra, tức là TQ xuất khẩu giúp Mỹ, link: https://www.economist.com/node/21543174 , các link cổ súy cho tự do thương mại https://krugman.blogs.nytimes.com/2009/12/15/the-incomparable-economist/ của Paul Krugman – Nhà kinh tế học người Mỹ, Giải thưởng Nobel về Khoa học Kinh tế (năm 2008), trường phái kinh tế học Kinh tế học Keynes, và Tân Kinh tế học vĩ mô Keynes.

Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán .
Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam
Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam

Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam
Trở lại hồ sơ thương mại Mỹ và một số vấn đề thương mại của Việt Nam


Không có nhận xét nào