Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Trương Minh Tuấn, "bộ bốn tê" và sự ngộ nhận về "Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đánh đồng với nước Nga

Trương Minh Tuấn, "bộ bốn tê" và sự ngộ nhận về "Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đán...

Trương Minh Tuấn, "bộ bốn tê" và sự ngộ nhận về "Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đánh đồng với nước Nga



Trong phân tích chứng khoán, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Mỹ là Google hay bảng chữ cái Alphabet (NASDAQ: GOOGL), và Facebook (NASDAQ: FB), họ đang bàng hoàng và sốc, bởi một kẻ mở miệng ra là rao giảng đạo đức giả của những kẻ trong Bộ TT&TT, đó là những nhân vật là kẻ thù của báo chí và truyền thông, như Trương Minh Tuấn-Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, mà người nhà tại VN hay mỉa mai gọi là “bộ bốn tê”, viết tắt Bộ 4T. Phóng xa hơn vào quá khứ nữa thì ông cựu Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Bắc Son, cả hai nhân vật này đã kiêm nhiệm chức vụ rất lớn mà báo chí từ kinh tế lẫn chính trị và xã hội ở VN viết gì làm gì phải qua sự kiểm duyệt phê chuẩn của hai ông này mà hay mở miệng ra nói chuyện đạo đức.

Đặc tính rất ly kỳ là cả hai ông này đều rất kiên định về tư tưởng Triết học Marx-Lenin  cao độ, và học hành chệch hướng là đào tạo giáo dục như Trường Sĩ quan Lục quân 1,  Học viên Trường Sĩ quan Chính trị. Nhưng lại sở hữu văn bằng “tiến sĩ kinh tế”. Cụ thể như ông Nguyễn Đắc Son, có bằng Tiến sĩ kinh tế và trình độ Cao cấp lý luận chính trị, và Trương Minh Tuấn thì có bằng Tiến sĩ Chính trị học.

Chuyện khôi hài nữa là hai ông Tuấn và Son này lại giữ chức vụ rất trùng hợp là đều từng Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đó là chức vụ tuyên truyền, tuyên huấn, kiểm duyệt từng lời ăn tiếng nói của cả mấy chục triệu dân VN và bao trùm hết tất cả các cơ quan báo chí, truyền thông thì quả là chuyện hài kịch.

Khốn nỗi những kẻ hay rao giảng đạo đức thì lại vô đạo đức là không có đức tài gì cả, vậy mà đã bao năm họ vẫn ung dung cưỡi cổ đè đầu người dân họ, kể cả trí thức, chuyên gia cũng bị họ quản lý luôn thì thật là chuyện ngạo ngược là ngược đời.

Hai nhân vật này đang bị kẹt là dính tới thương vụ Mobifone mua AVG ở VN, có lẽ hết cửa để mà còn đứng trên đầu thiên hạ nữa. Chức vụ của ông Trương Minh Tuấn coi như đã cáo chung là đã an bài và về sau này thì sẽ nhận sự khinh bỉ của người đời, và truyền thông quốc tế. Ông  Trương Minh Tuấn, này thường hay đổ lỗi là hầu hết những thông tin tiêu cực, xấu, độc hại chủ yếu trên mạng xã hội của nước ngoài, nhất là YouTube, và Facebook và hay đưa ra yêu sách đòi kiểm duyệt, và hay yêu cầu lãnh đạo Google, FB tháo bài độc hại xuyên tạc gì đó thì bây quả là mất mặt quá.

Trước đây tôi có phân tích bài báo vô cùng nhảm nhí của ôn Trương Minh Tuấn này mà người ta dẫn tôi đường link, bài báo có lời tựa: “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nguồn dẫn: http://www.nhandan.com.vn/binhluan/binh-luan-phe-phan/item/33073602-suc-thuyet-phuc-cua-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.html  

Mấy nhà báo ở VN tiết lộ cho tôi là họ bị buộc phải đăng lên bài viết của ông “tiến sĩ chính trị học Mác-Lê Trương Minh Tuấn này”. Như tở Thanh Niên, và nhiều tờ báo khác. Có nhiều người còn bình luận, có lẽ bài viết “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ông Tuấn này phải viết và sưu tầm mất mấy tháng trời mới cho ra bài báo công trình khoa học rúng động cho giới phân tích kinh tế, vì sợ ế không có người đọc nên dùng thủ thuật ép buộc truyền thông báo chí do ông Tuấn này làm tổng biên tập kiểm duyệt đăng lên.

Trước đó thì những kẻ bất tài vô năng lực này hay đề cập tới mô hình kinh tế lý tưởng của xã hội chủ nghĩa Liên Xô và sau đó là nước Nga, khi Liên Xô tan rã rồi thì họ quay sang mô hình kinh tế của nước Nga để bắt toàn dân VN đi theo.

Cụ thể họ phân tích ca ngợi nước Nga luôn trụ vững trong các cơn bão tài chính và khủng hoảng kinh tế từ giai đoạn 1995 trở đi, họ đả kích kinh tế tư bản Mỹ, Nhật, Âu châu thoái trào và hay bị khủng hoảng kinh tế như khủng hoảng vỡ Bong bóng dot-com năm 2000 trên sàn NASDAQ, rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, và cuộc khủng hoảng nợ nần chồng chất tại Âu châu từ năm 2009-2011,  và họ ca ngợi nước Nga vô địch vô đối nhờ áp dụng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa làm đốt sương sống cho tư nhân noi theo, kể cả họ phân tích là Tây phương và Mỹ càng cấm vận Nga thì kinh tế Nga càng phát triển mạnh, họ đánh đồng ngộ nhận là Nga vẫn còn đi theo mô hình kinh tế lý tưởng XHCN.

Tôi thì giải thích thế này, đó là từ năm 1995-2018 thì í tai thấy ra đó là nước Nga đã trải qua 3 đòn suy thoái khủng hoảng kinh tế khủng khiếp. Đó là nặng nhất là năm 1998-1999. Đó là suy thoái kinh tế của Nga đã làm giảm gần 1/3 sản lượng kinh tế, GDP của Nga sút giảm tới 209 tỷ $ từ mức 406 tỷ $ năm 1997 và giảm xuống chỉ còn 196 tỷ $ năm 1999, và Nga đã hai lần cầu khẩn Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF trợ giúp, cũng như các ngân hàng Âu châu cấp viện khẩn cấp. Đợt suy thoái kinh tế đó người ta đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu (Đông Á năm 1997) gây ra và Nga bị chuốc họa oan uổng. Thực tế nó chỉ là một phần nước Nga bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 thôi, thực chất Nga bị khủng hoảng là khó tránh khỏi dù không có khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997 gây ra.

Bởi vì nước Nga vào cuối những năm 1992 thì Nga lãnh đòn lạm phát tới 2.334%, và Nga tăng cường sản xuất và xuất khẩu dư thừa để vùng lên với lòng ái quốc như thời vàng son Liên Xô, khốn nỗi Nga kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu, đầu tư và sản xuất dư thừa trong tình trạng lãi suất lợi suất trái phiếu đi vay đắt đỏ cộng lạm phát cao để tăng sản lượng GDP kinh tế, kết cục như tôi hay nói là chuyện khủng hoảng nó sẽ tới khi người ta phải thanh toán các khoản nợ vay đáo hạn để đầu tư, hoặc người ta manh nha đảo nợ khoản vay là in tiền đưa thêm vào kinh tế thì cái vòng xoáy khủng hoảng sẽ càng rủi ro vì dễ bùng cháy do lạm phát tăng mạnh.

Chuyện thứ nữa là năm 2008-2009 ít ai thấy ra đó là Nga lãnh đòn suy thoái kinh tế chứ không phải khủng hoảng tài chính, khi đó Nga bị rất nặng mà í tai thấy ra là nó đẩy 15% dân Nga vào ngưỡng nghèo khó. Đó là giai đoạn mà GDP sản xuất của Nga đột ngột co cụm mạnh dù giá dầu thô, khí đốt, quặng sắt,…đều rất có giá, và giai đoạn năm 2013-2018 thì Nga bị suy thoái kinh tế tồi tệ là GDP không tăng mà còn sụt giảm, nó đẩy hơn 47% dân Nga trở lại ngưỡng sống dưới tuyến nghèo, dù có khai thác dầu số 1 thế giới, đào bới tài nguyên quặng sắt số 2 thế giới, sản xuất và xuất khẩu khí đốt thì đứng hàng đầu thế giới, khai thác quặng kim loại quý cho ngành chế tạo công nghiệp nặng thì Nga vô địch, vậy mà cũng không thể kéo nền kinh tế Nga ra khỏi say thoái.

Mới đây, các nhà bảo vệ môi trường Nga và một số chuyên gia kinh tế Nga cảnh báo là nước Nga sẽ cạn tài nguyên dầu khí và khí đốt thì đó là thảm họa cho nước Nga sẽ lại có một Liên Xô thứ hai xẩy ra nữa, và họ nhắc nhở ông Putin là cách điều hành kinh tế vét tài nguyên của quốc gia quá mức là quá nguy hiểm, nếu Nga hết tài nguyên chỉ chục năm nữa mà bây giờ nền kinh tế Nga chưa có đốt xương sống nào một phần như Hàn Quốc, Mhật Bản,..thì sau này làm sao mà dân Nga chịu nổi sự băng giá và giá lạnh nếu thiếu khí đốt và dầu khí mà đi nhập từ bên ngoài thì lấy đâu ra tiền mà trang trải,…

(*) Vào tháng 5/2002 khi nga lặng lẽ dời khỏi Nga cảng nước sâu Cam Ranh, người ta đổ lỗi do áp lực chính trị nào đó thì tôi trả lời rằng, đó là vào những năm đó Nga hết sạch tiền trong ngân khố. Dự trữ ngoại hối của Nga khi đó chưa tới 17 tỷ USD để mà trang trải quá nhiều chi phí và phí tổn, bởi vì năm 1998 khi đó thì dự trữ ngoại hối của Nga chưa tới 6,8 tỷ USD. Đó là con số được giấu kín mà chỉ có các chuyên gia phân tích kinh tế và tính chính Mỹ, Âu châu họ mới lượng giá được khi họ cấp vốn cho Nga vay tiền.

(**) Thực tế ông Putin là người có tài chứ không phải không có, nhưng ông ta buộc phải phát triển kinh tế Nga bằng tà nguyên, vì nước Nga nó đã như vậy rồi là muốn thay đổi thoát ra thì phải mất nhiều chục năm. Putin điều hành kinh tế hoàn toàn không liên quan gì tới sự hay can thiệp vào kinh tế như học thuyết kinh tế XHCN, mà Putin là người rất ít thò bàn tay vào can thiệp kinh tế làm méo mó thị trường, ông ta là người điều hành kinh tế theo tư bản chứ không phải là giáo lý Mác-Lê mà ông ông Trương Minh Tuấn, "bộ bốn tê" này ngộ nhận.

Được đăng bởi Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán 

Không có nhận xét nào