TƯỞNG NGHỊCH LÝ NHƯNG KHÔNG NGHỊCH LÝ Đối với kẻ có mục tiêu khác như suy nghĩ thông thường, thì hành động của họ làm cho người ta k...
TƯỞNG NGHỊCH LÝ NHƯNG KHÔNG NGHỊCH LÝ
Đối với kẻ có mục tiêu khác như suy nghĩ thông thường, thì hành động của họ làm cho người ta không thể hiểu nổi. Nếu nhà nước làm kinh tế quốc doanh để tăng thu ngân sách và giảm thuế cho dân thì hành động của họ đã khác. Quan sát các công ty nhà nước chúng ta đặt câu hỏi như sau:
- Câu hỏi thứ nhất, tại sao những công ty kinh doanh những mặt hàng độc quyền thì nhà nước giữ vốn 100% không cổ phần hoá, còn những công ty sản xuất những mặt hàng cạnh tranh thì mới được phần hoá. Tại sao?
- Câu hỏi thứ 2, tại sao công ty độc quyền lại làm ăn thua lỗ, còn những công ty cạnh tranh lại có lời?
- Câu hỏi thứ 3, tại sao nhà nước lại chủ động bán những công ty đang làm ăn có lời để cứu những công ty đang thua lỗ?
Thứ nhất, những mặt hàng độc quyền là mặt hàng dễ dàng bóc lột nhân dân nhất. Hàng độc quyền toàn là những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước vv..., buộc dân phải mua dù cho có tăng giá bao nhiêu. Mục đích nhà nước là bóc lột không phải phục vụ nên họ độc quyền những mặt hàng thiết yếu, và không cổ phần hoá.
Thứ nhì, theo lý mà nói, mặt hàng độc quyền thì không thể thua lỗ. Vì dù có tăng giá cỡ nào thì khách hàng cũng không có sự chọn lựa. Hàng độc quyền tăng giá cao bao nhiêu họ cũng bấm bụng mua, họ không thể quay lưng. Còn mặt hàng cạnh tranh? Mặt hàng cạnh tranh thì ngược lại, nếu tăng giá lập tức sức mua giảm. Vậy thì tại sao những công ty độc quyền nhà nước lại thua lỗ, còn những công ty sản xuất những mặt hàng cạnh tranh như Bia Sài Gòn hay Vinamilk lại có lời? Câu trả lời là, công ty độc quyền là cái ổ bòn rút ngân sách của đám quan chức và nhóm lợi ích nên mới lỗ. Kinh doanh độc quyền không thể lỗ. Nhưng nó thua lỗ vì lý do khác ngoài kinh doanh, đó là sự ăn cắp không có sự chế tài. Đám quan luôn chực chờ để thò tay vào những công ty độc quyền dùa hốt càng nhiều càng tốt. Tiền ra cửa đó nên mới có nghịch lý là công ty độc quyền lại thua lỗ.
Vấn đề thứ 3, thông thường, những công ty lớn trên thế giới sẽ bán những thương hiệu làm ăn thua lỗ và giữ lại những thương hiệu làm ăn có lãi chứ chẳng ai làm ngược lại. Ví dụ Ford Motor bán Volvo cho Geely vì thương hiệu này làm ăn bết bát. Thế nhưng tại sao chính phủ CS VN lại bán những tập đoàn đang làm ăn có lãi là Bia Sài Gòn và Vinamilk để cứu những 13 dự án đang làm ăn thua lỗ. Ông Trần Sỹ Thanh chủ tịch PVN còn nói "13 dự án thua lỗ hiện giống như người bệnh nặng phải đưa vào cấp cứu". Cấp cứu PVN? Bán thằng sinh lời cứu thằng thua lỗ, rất vô lý.
Thấy như vô lý nhưng thực ra không hề vô lý nếu đứng về góc nhìn của đám quan chức và nhóm lợi ích đeo bám. Phải cứu các dự án thua lỗ vì dự án này 100% vốn nhà nước. Chỉ có nơi này, họ mới dễ dàng lấy tài sản quốc gia chia nhau sau cánh gà, vì tất cả đều là đồng bọn. Còn Bia Sài Gòn và Vinamilk? Những công ty này là loại cổ phần mà cổ phần thì bị giám sát của cổ đông nên dùa hốt không dễ, vì vậy mà bán. Là CS, thì không có quyền lợi quốc gia hay quyền lợi chung. Chỉ có quyền lợi của nó là tối thượng.
Nguyễn Hưng Việt
Nguyễn Hưng Việt
Không có nhận xét nào