Mà theo đạo dụ năm 1840, thì vua Minh Mạng ra lệnh chỉnh sửa lại tên cho đúng từ quán Trấn Vũ 鎮武觀 thành ra quán Chân Vũ 眞武觀. Bạn xem bài dụ ...
Mà theo đạo dụ năm 1840, thì vua Minh Mạng ra lệnh chỉnh sửa lại tên cho đúng từ quán Trấn Vũ 鎮武觀 thành ra quán Chân Vũ 眞武觀.
Bạn xem bài dụ này tại đây >> https://www.facebook.com/archives.gov.vn/photos/pcb.1854293697948788/1854313941280097/?type=3&theater.
Và trong bài dụ này có câu là "Nhân đó nghĩ rằng miếu này tên cũ là Trấn Vũ quán, chữ ấy so với thần hiệu thì rất sai. Nay truyền đổi lại là Chân Vũ quán để đúng tên gọi.".
Nhưng có đúng là có việc này không ? Tức là có đúng là thời ấy, tức là thời xa xưa trước khi vua Minh Mạng lên ngôi, quán đã được gọi là quán Trấn Vũ không ?
Thì khi mình tra dữ liệu xưa, đó là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), lẫn bộ Hồng Đức bản đồ (được tương truyền là vẽ thời Hồng Đức những năm 1470s hay là thời Đàng Ngoài vua Lê chúa Trịnh những năm 1600-1700s), thì địa danh trong các dữ liệu này được chép là quán Chân Vũ 眞武觀.
Như vậy, nếu đúng là quán Chân Vũ được xây thời Lý, mà tới luôn thời bộ ĐVSKTT được khắc năm 1697, lẫn thời Hồng Đức bản đồ có thể rất sau này, thì lúc nào tên quán Chân Vũ bị đổi thành quán Trấn Vũ nhỉ ?
Mà chắc phải có văn bản điêu khắc hay sử liệu gì đó viết là "quán Trấn Vũ", nên vua Minh Mạng mới ra lệnh chỉnh sửa đổi tên quán thành ra là "quán Chân Vũ" đúng hôn ? Theo Wikipedia, thì có bức hoành trên bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ Quán, nhưng 1 bức hoành như vậy chắc không thể nào là bằng chứng quán Chân Vũ được biết là quán Trấn Vũ, mạnh tới nỗi, vua MInh Mạng phải ra lời dụ bắt phải đổi tên đâu nhỉ ?
Còn bạn mà nêu ra lý do rằng là "dân gian đã gọi quán Trấn Vũ từ rất xưa" thì mình chịu, vì ở Việt Nam, điều gì thiên hạ không rõ không biết, họ cứ vơ đại lý do "dân gian đã nói", "ông bà xưa kể lại" như là một điều ai cũng nên tin cả, dù chả ai biết đúng hay sai (hoặc ông bà có già quá và nhớ lộn không ?).
Vậy không hiểu có đúng là quán Chân Vũ 眞武觀 thời trước vua Minh Mạng những năm 1840, người ta gọi là quán Trấn Vũ 鎮武觀 không ? Và theo bạn tại sao người Hà Nội lại gọi quán này là quán Trấn Vũ mà không là quán Chân Vũ ?
Mình thấy có cả mạng http://thegioidisan.vn/vi/tuong-huyen-thien-tran-vu-den-cu-linh-ha-noi.html, còn dẫn cả tài liệu rằng là "Khi Lê Thánh Tông (1460 - 1496) đem quân đánh Chiêm Thành ông đã dừng chân, nghỉ lại ở địa phận xã Cự Linh, được thần Trấn Vũ ứng mộng. Vua cảm thấy xúc động, liền sai dân lập đền thờ, cho tạc tượng gỗ cùng bài vị ghi Hiển Linh Trấn Vũ quán". Nhưng nếu vua Lê Thánh Tông thuộc những ông vua có những cái tên thuộc dạng đạo sĩ, tức đạo giáo, thì làm sao vua lại không biết về ngài Chân Vũ để mà tặng tước hiệu Trấn Vũ cho thần nhỉ ?
Hay là đạo hiệu / tước hiệu Trấn Vũ không liên quan gì đến ngài Huyền Thiên Chấn Vũ của đạo giáo cả ?
Mà như mình nêu, nếu ta nói người Hà Nội xưa đã gọi là đền Trấn Vũ, thì làm sao mà ta lại có bộ ĐVSKTT lẫn bộ Hồng Đức bản đồ ghi là quán Chân Vũ nhỉ ? Người Hà Nội đâu có nói ngọng Chân và Trấn ?
Mà ngài Chân Vũ thì khá là nổi tiếng trong Đạo Giáo, và Hà Nội là xứ Thăng Long, là nơi ngàn năm văn vật đất Thăng Long, thì làm thế nào mà ai đó nêu tên "đền Trấn Vũ" cả mấy trăm năm, mà không có thầy đồ uyên thâm Hán học nào ở đất Thăng Long chỉnh sửa lại nhỉ ?
Tại sao lại phải đợi tới khi vua Minh Mạng tham quan những năm 1840, vua mới phát hiện ra là tên quán Trấn Vũ là không đúng với ý nghĩa Chân Vũ ?
Chả lẻ người Hà Nội không biết trước cả vua về vụ Chân Vũ vs Trấn Vũ sao ?
Nên chắc phải có lý do gì mới có cái tên quán Trấn Vũ bạn nhỉ ?
Hay là vua Minh Mạng sai ? Vì chẳng lẽ cả bao nhiêu năm đó người Hà Nội gọi quán Trấn Vũ là sai à ? Thật vô lý đúng không ?
Hay là lý do đổi tên quán từ quán Trấn Vũ 鎮武觀 thành ra quán Chân Vũ 眞武觀, chỉ là cái nền, để vua Minh Mạng cho mình một lý do chính đáng để mà ra lệnh xóa bỏ và dẹp hết các bài văn bia khắc do các chúa Trịnh ban khắc những nơi thắng cảnh nổi tiếng nước ta như trong lời đạo dụ còn ghi rõ ràng ?
Mà mình thỉnh thoảng đọc trên mạng, thấy đâu đó vẫn còn bút tích của các chúa Trịnh ngoài Bắc, chứ có ai đục bỏ hết đâu ? Vậy chả lẽ dụ này viết khơi khơi hay sao ?
Mà xưa nay bạn có biết là vua Minh Mạng ra lệnh đục hết bút tích của các chúa Trịnh không ? Mình thì mới biết.
Vì mình cứ tưởng là thời vua Gia Long, vua Gia Long đã cấp cả ruộng thờ cho dòng họ chúa Trịnh, chứ làm gì có vụ xóa bỏ bút tích như vua Minh Mạng nhỉ ?
Mà tại sao vua MInh Mạng phải đợi đến năm 1840, tức là gần 20 năm sau khi mình lên làm vua, lại ra một đạo dụ kỳ quặc vậy nhỉ ?
Chả lẻ sau 20 năm trị vì, vua Minh Mạng với bao nhiêu chuyện lớn đã làm, từ đổi hết tỉnh thành, tới cải cách quan lại, lẫn toan sát nhập của Chân Lạp vào nước ta, lại thấy "nhỏ nhoi" trước bút tích của các chúa Trịnh sao ? Mình đọc sử thấy là vua Minh Mạng còn đi tìm những tích xưa để viết xuống mà ?
Vậy bức dụ này là sao nhỉ ? Và bạn đừng quên là mình có cả câu hỏi về tên vị quan bị viết có vấn đề trong đạo dụ này >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1969126256671660.
Mà bạn để ý, là ở chùa Hương, nghe nói là còn bút tích của chúa Trịnh Sâm ghi 5 chữ Nam Thiên Đệ Nhất Động 南天第一峝. Mà chùa Hương thì quá nổi tiếng, thế mà tại sao không ai xóa bút tích của chúa Trịnh Sâm theo lệnh trong đạo dụ này nhỉ ?
Lẫn ta còn có cả tập thơ Thiệu Trị thánh chế đề Trấn Vũ quán thi 紹治聖製題鎮武觀詩, tức là tên quán Chân Vũ lại được viết là quán Trấn Vũ thời vua Thiệu Trị. Nhưng mình đọc trong Đại Nam Thực Lục tập 6, thì thấy có viết rõ ràng là năm 1842 "Sai nhất đẳng thị vệ Hồ Văn Thập làm lễ tế Trấn Bắc Chân Vũ đế quân", nên không hiểu có đúng là vua Thiệu Trị dùng tên địa danh quán Trấn Vũ không nhỉ ?
Càng đọc về tên quán Chân Vũ mình càng thấy mù mờ.
Và đọc bài dụ của vua Minh Mạng, mình thấy mù mờ thêm.
Nên nếu bạn biết gì về quán Chân Vũ lẫn về đạo dụ này, xin bạn chia sẻ kiến thức với mình để mình hiểu thêm chút nghen.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào