Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự đánh giá ngài Phan Liêm của tác giả Thái Chí Bình

Về sự đánh giá ngài Phan Liêm của tác giả Thái Chí Bình Nếu ta ai cũng biết về quan Phan Thanh Giản và sự tự tử đầy bi thương của ngài, thì ...

Về sự đánh giá ngài Phan Liêm của tác giả Thái Chí Bình

Nếu ta ai cũng biết về quan Phan Thanh Giản và sự tự tử đầy bi thương của ngài, thì một người con trai của ngài, là ngài Phan Liêm, cũng có một cuộc đời bi thương không kém.

Nhưng cái đáng sợ là ở thời cận đại, có người lại đánh giá về ngài Phan Liêm hơi tàn nhẫn.  Đó là tác giả Thái Chí Bình, trong quyển Nhân vật chí tỉnh Vĩnh Long trang 134, đã nhận định rằng "Cuộc đời Phan Liêm không thuần nhất : ông đã lãnh đạo nhân dân Vĩnh Long nổi dậy chống Pháp, ông cũng đã từng tham gia chiến đấu giữ thành Hà Nội. Đó là những trang sử đẹp của đời ông, chúng ta trân trọng sự đóng góp của ông vào trang sử nước nhà. Bên cạnh đó, ông cũng đã ra làm quan cho triều đình Huế trong một thời gian dài cho đến cuối đời, không đi trọn con đường đấu tranh xả thân nghĩa hiệp như lời di huấn của người cha thanh liêm Phan Thanh Giản trước khi chết vẫn còn mang trong lòng một nỗi đau mất nước."

Bạn đọc tại đây >> http://thvl.vn/?p=14246.

Mà có thật, là ngài Phan Liêm đã "không đi trọn con đường đấu tranh xả thân nghĩa hiệp như lời di huấn của người cha thanh liêm" không ? 

Thì ta cũng nên đọc lại sử qua bộ Đại Nam Thực Lục.

Và ta sẽ phát hiện ra rằng, hầu như các thông tin về ngài Phan Liêm khi về với triều đình Huế trong bài viết của tác giả Thái Chí Bình đều sai hoặc thiếu.  Đó là:

**** 

1. Sử kiện mà tác giả Thái Chí Bình viết là "Năm 1886, dưới triều Đồng Khánh, ở tỉnh Thanh Hóa có vụ âm mưu bạo động của trên 300 người đánh lén vào thành.   Nhà vua sai Phan Liêm ra đó với chức Khâm sai đại thần để ổn định tình thế." hình như sai hơi nhiều.  

Vì theo Đại Nam Thực Lục tập 09, năm 1886 ấy, "Bọn dân ngoan ngạnh ở Thanh Hoá, tụ họp ở tỉnh thành (hơn 300 người) mưu vào thành đánh úp để giết quan, quân Pháp. Việc ấy tiết lộ, chúng bị nã bắt, bèn đánh 2 viên quan Pháp đóng ngoài thành bị thương, phá huyện lỵ Đông Sơn, rồi trốn đi ... Quan tỉnh đem việc ấy tâu lên. Vua chuẩn cho lập tức hội đồng tra lấy tên thủ xướng, bắt ngay xét trị, chớ để lan tràn.".  

Bạn thấy đó, sử kiện Thanh Hóa này chẳng có liên quan gì đến ngài Phan Liêm cả, vì đó là ngoài Bắc.  Còn sử kiện ngài Phan Liêm được thăng Thị Lang và gia hàm Tham tri sung làm Khâm sai đại thần, ấy là do vua Đồng Khánh lo các cuộc loạn ở Quảng Nam trở vào Nam mà lệnh ngài làm Khâm sai, tức Khâm sai Tả Trực Kỳ để mà phụ các quan dẹp loạn từ Quảng Nam trở vào Nam.

Nên không hiểu tác giả Thái Chí Bình đã lấy sử kiện Thanh Hóa rồi gắn luôn ngài Phan Liêm vào là do từ nguồn sử nào nhỉ ?

Vậy tác giả ở đây gắn sử kiện này vào ngài Phan Liêm có là oan cho ngài không nhỉ ? 

****

2. Sử kiện mà tác giả Thái Chí Bình viết là "Dưới triều vua Đồng Khánh và Thành Thái, ông cũng đã từng giữ chức Thị vệ Đại thần", thì mình chịu thua, vì không biết tác giả Thái Chí Bình đã đọc từ nguồn sử nào, chứ mình đọc Đại Nam Thực Lục, thì ngài Phan Liêm được thăng Thị Lang và gia hàm Tham Tri sung làm Khâm sai đại thần bạn ạ.

Vâng, Khâm sai Đại thần chứ không là Thị vệ Đại thần bạn nhé.

****

3. Sử kiện mà tác giả Thái Chí Bình viết là "Ông qua đời ... và được truy tặng Binh bộ Thượng thư." thì mình không thấy chép trong Đại Nam Thực Lục.  Nên không hiểu tác giả đã lấy từ nguồn nào.

****

4. Đáng trách hơn, là tác giả Thái Chí Bình đã nhận định "Cuộc đời Phan Liêm không thuần nhất : ông đã lãnh đạo nhân dân Vĩnh Long nổi dậy chống Pháp, ông cũng đã từng tham gia chiến đấu giữ thành Hà Nội. Đó là những trang sử đẹp của đời ông, chúng ta trân trọng sự đóng góp của ông vào trang sử nước nhà. Bên cạnh đó, ông cũng đã ra làm quan cho triều đình Huế trong một thời gian dài cho đến cuối đời, không đi trọn con đường đấu tranh xả thân nghĩa hiệp như lời di huấn của người cha thanh liêm Phan Thanh Giản trước khi chết vẫn còn mang trong lòng một nỗi đau mất nước."

Nhưng có chắc là vậy không ?  Thì khi ta đọc Đại Nam Thực Lục, sự việc không hẳn chỉ đơn giản như thế.

Vì có một điều mà chắc cả Việt Nam xưa nay chưa học giả nào viết, đó chính là ngài Phan Liêm đã bị lột hết chức, từ đỉnh cao huy hoàng là Tổng Đốc Bình Thuận Khánh Hòa trật Chánh nhị phẩm xuống chỉ còn là Biên Tu là trật Chánh thất phẩm rồi đuổi cho về hưu đến mất đấy bạn ạ.

Mà tại sao lại có nông nỗi này ?  Thì đây theo Đại Nam Thực Lục tập 09:

****

Về 2 tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, lúc mới giao trả, công việc bề bộn, khâm sai Tả trực kỳ là Phan Liêm, cai trị dân và giao thiệp rất là am hiểu và có tài cán, nên cho viên ấy sung bổ làm Tổng đốc Bình Thuận, Khánh Hoà.
...

Giáng chức viên mới chuẩn cho lĩnh Tổng đốc Bình Thuận, Khánh Hoà là Phan Liêm, cho Tuần phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nguyễn Văn Phong thăng lĩnh Tổng đốc Bình Thuận, Khánh Hoà ; ...

Lúc đầu Liêm đã được mệnh mới, tức thời dâng sớ nói : “Hai tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, dân sau khi bị loạn, vỗ yên răn dẹp thật khó, Liêm này mình ốm, tài xoàng, sợ không kham nổi chức ấy, xin chọn bậc danh khanh tài cán, lão luyện đến nhận chức, sẽ xin vào Kinh chiêm bái, về quê quán chữa bệnh, để dưỡng tuổi trời”.

Vua không cho, gia ơn ban cho 1 cái kim khánh có 4 chữ “liêm, bình, cần, cán”, bảo phải đi ngay. Rồi lại triệu về Kinh, để tiện bàn ngay trước mặt viên Khâm sứ Pháp về công việc phải làm.  Khi đã về tới nơi, Liêm lại nói : “Dân hạt ấy, sau khi bị bọn giặc mê hoặc, chưa chắc mười phần hết ngờ, nghĩ nên chọn 1 vị đại thần về ngành khánh phả đến nhận chức, cho dân biết có triều đình, huống hồ 2 tỉnh ấy, dẫu nói giao trả, nhưng chưa tiếp được giấy tờ rõ ràng, dựa vào điện báo, vội đã phái quan đến ngồi đợi, không biết bàn định ra sao”.

Vua cho Liêm đã nhiều lần từ chối, không cần uỷ gượng, đổi sai Văn Phong thay thế, rồi đem Liêm giải chức, giao cho đình thần trừng trị. Đình thần xin xử tội đánh 100 trượng, cách chức không được trình bày.

Vua lại nghĩ, Liêm đã từng làm Tổng đốc, lại là đời đời làm quan, chuẩn cho giáng làm Biên tu, bắt về hưu.

****

Nên rất có thể, ngài Phan Liêm đã từ chối việc quan Tổng đốc ở hai tỉnh vùng biên là Bình Thuận Khánh Hòa với lý do là sợ 2 tỉnh mới được trao trả từ chính quyền Pháp sang triều đình, chưa rõ quyền hạn, lẫn sợ mình tài xoàng không đủ trị an.  Nhưng biết đâu ngài có nỗi lòng gì đó mà ta không hẳn hiểu ? Ví dụ như ngài không muốn phải cùng người Pháp lẫn triều đình đàn áp người dân 2 tỉnh vùng biên Bình Thuận, Khánh Hòa chẳng hạn ?   Vì ngài đã được thăng đến hàm Tham Tri, sung chức Khâm sai đại thần, lĩnh quyền Tổng đốc 2 tỉnh Bình Thuận Khánh Hòa, quyền cao vời vợi, mà lại từ chối, dù được vua Đồng Khánh ban kim khánh, lẫn khen là người có tài "cai trị dân và giao thiệp", thì chắc sự "tài xoàng" như ngài nêu ra, ta cần xem lại, đúng không bạn ? 

Mà chính sử kiện từ đỉnh cao danh vọng Tổng đốc này, mà ngài lại khéo chối chắc cũng vài lần, để rồi bị lột hết chức, giáng xuống chỉ còn là Hàn lâm viện Biên Tu, rồi cho về hưu, thì đây chắc là sự đau khổ tận cùng của một vị quan thời xưa đấy.  Bạn đã biết có vị quan nào triều Nguyễn thời nhiễu nhương đã hành động vậy chưa ? 

Cha ngài, tức ngài Phan Thanh Giản, vì buồn mà tự tử, ta nay đều rõ mà thương cảm.

Thế còn nỗi lòng của ngài Phan Liêm, kháng cự việc thăng chức trị an hai tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa rồi bị lột hết chức, khi mà con đường danh vọng của ngài vẫn còn rộng mở, thì ai hiểu cho ngài nhỉ ? 

Bạn có nghĩ ngài hèn nhát không ? Hay là ngài cũng như cha ngài, có nỗi niềm mà không ai hay ? 

Hay là do các học giả Việt Nam xưa nay chả ai đọc kỹ Đại Nam Thực Lục, nên giai đoạn ngài làm quan ra sao không ai thèm biết.  Người ta chỉ ngừng lại ở đoạn ngài làm Khâm sai dẹp loạn Văn Thân, và phán xét về cuộc đời "không yêu nước" của ngài giai đoạn này.

Để rồi tác giả Thái Chí Bình dựa vào đó mà phán là ngài Phan Liêm "không đi trọn con đường đấu tranh xả thân nghĩa hiệp như lời di huấn của người cha thanh liêm Phan Thanh Giản trước khi chết vẫn còn mang trong lòng một nỗi đau mất nước.".

Nên mình đọc bài viết của tác giả Thái Chí Bình, tuy ngắn, nhưng cảm thấy rất đau.

Vì người hậu thế có được quyền cho phép mình không đọc kỹ sử mà lại phán xét tiền nhân một cách tàn nhẫn đến vậy chăng ? 

Vì tác giả Thái Chí Bình đã thật sự nghiên cứu kỹ về ngài Phan Liêm, về giai đoạn trước và sau loạn Văn Thân ấy để mà viết những dòng thật đúng đắn về ngài Phan Liêm chưa ? 

Vì bạn có chắc hành động chối khéo việc quan của ngài Phan Liêm, trong lúc ngài đang ở đỉnh cao danh vọng, dẫn đến việc ngài bị lột hết chức là không đáng để ta kính nể không ?

Mà hình như tên húy ngài là Liêm phải không ?  Nên chắc ngài cũng hiểu sự thanh liêm, sống cuộc đời quan vì dân, vì sự an ninh của dân lắm bạn nhỉ ?

Hay do ngài làm với triều đình, nên các học giả Việt Nam ta chê đủ điều ?  Nhưng ngược lại, chính các học giả này cũng khen bọn Văn Thân khát máu ấy lên đến mây, dù bọn người Văn Thân giết hại người Việt mình, chỉ vì sự điên cuồng trong khẩu hiệu "Bình Tây sát Tả".

Mà đến cả hơn trăm năm sau, xem ra ngài Phan Liêm vẫn chưa thoát khỏi cái bóng ma "yêu nước" gì đấy nhỉ ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian




Không có nhận xét nào