Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về sự phân tích của GS Ngô Đức Thọ về niên đại quyển Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Về sự phân tích của GS Ngô Đức Thọ về niên đại quyển Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa Mà mình vừa được đọc trong bài viết năm 2005 của bạn Lam Điề...

Về sự phân tích của GS Ngô Đức Thọ về niên đại quyển Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Mà mình vừa được đọc trong bài viết năm 2005 của bạn Lam Điền tại đây >> https://tuoitre.vn/tim-tuoi-pho-tu-dien-co-nhat-vn-67092.htm.

Bài viết này tóm tắt việc GS Ngô Đức Thọ đã khẳng định quyển Chỉ Nam được khắc vào năm Tân Tỵ 1401, do GS phát hiện ra chữ Sào đáng lẽ đọc là Hỏa, tức tên kỵ húy của ngài Hồ Hán Thương.

Và mình cũng đã đọc bài phân tích của GS Ngô Đức Thọ về điều này, trong bài viết này >> http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai5/200505_NgoDucTho.pdf.

Và mình chịu khó đọc luôn bài viết của tác giả John Phan Chữ Nôm and the Taming of the South năm 2012 >> https://www.academia.edu/3738820/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m_and_the_Taming_of_the_South_A_Bilingual_Defense_for_Vernacular_Writing_in_the_Ch%E1%BB%89_Nam_Ng%E1%BB%8Dc_%C3%82m_Gi%E1%BA%A3i_Ngh%E1%BF%96a.  Trong bài này, tác giả đã chỉ ra những lỗi sơ đẳng mà GS Ngô Đức Thọ đã phạm sai lầm trong phương pháp suy luận của ông.  Bạn đọc phản luận này trong bài viết tiếng Anh tại trang 6 và 7.

Để mình tóm tắt lại cho bạn tại sao suy luận của GS Ngô Đức Thọ không đúng:

1.  GS Ngô Đức Thọ suy luận rằng, vì ĐVSKTT có dòng sử "Hán Thương tên cũ là Hỏa" 漢 蒼 舊 名 火, và từ đó mà GS nối qua chữ Hỏa 火 này qua luôn chữ Hỏa 踝 này, để mà từ đó GS cho rằng chữ Hỏa 踝 này khi viết có 4 dấu nhấn trong bộ Chỉ Nam, tức là viết kỵ húy, nên là tên Hỏa của ngài Hồ Hán Thương.

Nhưng suy luận như vậy là circumstantial at best, tức là suy đoán "mò", chứ chưa hẳn là chính xác.  

Vì trước nhất, theo mình, chữ 踝 này khi đọc phiên thiết 胡瓦切 Hồ ngõa thiết, thì phiên âm là Hõa (dấu ngã), chứ không là Hỏa (dấu hỏi).  Và trong Hán ngữ, Hõa (ankle - mắt cá chân)  và Hỏa không thể giống nhau để mà người ta lại suy luôn Hỏa 火 là Hõa 踝.  Bạn xem tự điển Khang Hy chữ Hõa 踝 này tại đây >> http://www.zdic.net/z/25/kx/8E1D.htm.  

Và theo http://hvdic.thivien.net/whv/%E8%B8%9D, thì chữ 踝 này, còn có thể đọc là Hỏa, Hõa, Khỏa, Khõa, nên không hẳn Hỏa là chữ duy nhất khi phiên âm chữ 踝 sang Hán Việt, để mà GS Ngô Đức Thọ nhận định rằng  Hỏa 火 giống Hỏa 踝. 

Và đáng ngờ hơn, là cái tên húy Hõa 踝 này, GS Ngô Đức Thọ đã tự suy ra khi đọc chữ Hỏa 火 trong bộ ĐVSKTT, chứ nó không nằm trong gia phả của dòng họ Hồ nào cả.  Mà nếu đây đúng là các suy luận học thuật, thì mình cũng có thể tìm ra một ngàn lý do để thuyết phục bạn chữ này có thể đọc là Thủy bị viết sai chẳng hạn, chứ không là Hỏa.

Còn tác giả John Phan thì không tìm đến tự điển Khang Hy như mình, mà chỉ thẳng thắn viết là sự chấp nối chữ 火 này qua chữ Hỏa kỵ húy thời Hồ 踝 này, là sự suy đoán mò (circumstantial at best), tức là hoàn toàn không có khả năng thuyết phục.

Mình hoàn toàn đồng ý với tác giả John Phan, vì một GS mà nhận định vậy đúng là đoán mò.  

2.  Đáng ngại hơn, là tác giả John Phan năm 2012, đã nhận định như mình hôm nay nhận định vào năm 2018, là làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ suy đoán chữ "Sào" đọc là "Hỏa", mà lại không hề nhắc đến câu định nghĩa "Hỏa ty: ươm dã tơ vàng tốt sao" nghĩa là gì trong bộ Chỉ Nam ?  Vì bạn biết cách viết của bộ Chỉ Nam là 2 từ Hán Nôm + câu giải nghĩa.

GS Ngô Đức Thọ hoàn toàn không hề nêu về  câu "Hỏa ty ươm dã tơ vàng tốt sao" nghĩa là gì sau khi phân tích Sào phải đọc là Hỏa.

Vì nếu bạn chịu khó tra, thì Hỏa ty 踝絲 không có ý nghĩa gì cả.  Mà đáng ra, trong Hán ngữ, sào ti 繅絲 tức là kéo tơ, ướm tơ, chính là nghĩa "ươm dã tơ vàng tốt sao" trong bộ Chỉ Nam đó(http://hvdic.thivien.net/whv/%E7%B9%85).  

Và chữ sào ti 繅絲 còn có thể đọc là tao ti, vì theo bộ tự điển Khang Hy, 繅 còn được phiên thiết là 蘇遭切,音騷 Tô tao thiết, âm Tao.  Nên rất có thể, ở đây, câu trong bộ Chỉ Nam cần đọc là "Tao ti: ươm dã tơ vàng tốt sao" và quyển Chỉ Nam có thể viết chữ Hán Sào / Tao 繅 sai thành chữ có bộ Nhật 日.  Nhưng chắc chắn, chữ đó không thể đọc là Hỏa vì Hỏa (tức lửa) hoặc Hõa (Hõa tức gót chân), không có ý nghĩa gì khi dùng trong danh từ Hỏa Ty hay Hõa Ty cả.

Vậy khi mà GS Ngô Đức Thọ suy luận Sào cần đọc là Hỏa, mà lại không đem thử sự phân tích của mình để giải nghĩa Hỏa Ty trong toàn câu trong bộ Chỉ Nam, đó là half truth, tức một nửa sự thật, và dĩ nhiên, hoàn toàn sai.

Nên phân tích của GS Ngô Đức Thọ, theo kiến thức Hán Nôm của mình, là sai be bét.

Đó là phần tóm tắt sự sai trong suy luận của GS Ngô Đức Thọ về chữ Sào / Tao / Hỏa trong bộ Chỉ Nam và trong bài viết mà Lam Điền nêu lên.

Còn mình thì chỉ có một thắc mắc.  Đó là làm sao mà một vị GS nổi tiếng cả Việt Nam về chữ húy, về Hán Nôm, mà lại có thể cẩu thả phân tích chữ nghĩa đến vậy ?  

Làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ lại không biết là từ chữ Hỏa 火 nối qua chữ Hỏa / Hõa 踝 kỵ húy là quá xa ?  Và nếu đúng là GS cho phép mình phân tích vậy, thì thế hệ học trò của GS sẽ làm loạn cả thế giới Hán Nôm bằng cách phân tích Hán Nôm từ cách đọc Quốc Ngữ.  Đây là sự đáng chê lắm thay từ một vị GS uyên thâm Hán Nôm.

Làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ lại không biết là bộ Chỉ Nam là bộ giải nghĩa chữ Hán Nôm, nên nếu GS có phân tích chữ, GS cũng phải phân tích cả câu giảng nghĩa, mà GS thì lại không làm việc này.

Nên mình nhận định, chắc là GS Ngô Đức Thọ biết rất rõ những nguyên tắc tối thiểu này khi phân tích câu này, vì GS đã là GS thì làm sao mà không biết những điều tối thiểu cần thiết này nhỉ ? 

Nhưng GS Ngô Đức Thọ đã cố ý không làm việc này, tức là GS chỉ đưa ra một nửa sự thật tức half truth đến với độc giả, vì người Việt ta 99% không biết chữ Hán, nên có đọc cũng không biết đúng sai.

Mà GS mà viết bài như vậy rồi cho đăng luôn trong Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2004 là đáng xấu hổ, đúng không bạn ? 

Mà GS biết người Việt mình 99% không biết chữ Hán, tại sao GS không chịu khó đọc kỹ, phân tích kỹ thêm, đưa ra đủ chứng cớ, sử liệu, dữ liệu để giúp người Việt mình nâng cao kiến thức, mà lại viết kiểu đưa ra một nửa sự thật trong một Hội nghị Quốc tế về Hán Nôm ?

Thì mình để bạn tự suy gẫm vậy.

Và tại sao GS có thể viết trong bài là "Không rõ chữ 踝 mà tác giả phiên là Khoả có căn cứ theo từ điển nào hay không, nhưng tôi tra thấy Khang Hi cho âm của Quảng Vận là Hồ ngoã thiết = Hoả." ?  Vì Hồ ngoã thiết = Hõa (dấu ngã) đúng hơn Hoả (dấu hỏi) đúng hôn bạn ?

Và để trả lời câu hỏi của GS Ngô Đức Thọ, chữ 踝 đọc Khoả là từ 2 quyển Từ điển Trần Văn Chánh và Nguyễn Quốc Hùng tại đây >> http://hvdic.thivien.net/whv/%E8%B8%9D.

Mà không hiểu quý vị nào đó tham gia Hội nghị Hán Nôm, có bao giờ viết phản luận về điều này chưa, ngoài tác giả John Phan trên viết năm 2012, tức là 8 năm sau ? 

Mình không được vui cho lắm, vì GS Ngô Đức Thọ chắc là vị GS thuộc hàng đại thụ về Hán Nôm tại Việt Nam, mà lại có thể suy luận cẩu thả đến vậy, và đưa luôn nhận định này vào một Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2004.

Mình chưa tìm được bài nào GS Ngô Đức Thọ lên tiếng là ông đã sai cả, dù bài này đã viết vào năm 2004, tức là 14 năm trước đây.  Nếu bạn có tìm được bài nào viết tiếng Việt về sự suy luận sai này, xin bạn share.

Và mình cũng chưa đọc được bài viết nào của GS Ngô Đức Thọ phản luận những gì tác giả John Phan viết cả.

Mà nếu bạn là người Việt, mà bạn không đọc được tiếng Anh, bạn có biết là suy luận của GS Thọ có đầy vấn đề không ?  

Hay là do mình viết năm 2018, bạn bây giờ mới biết GS Thọ đã suy luận hơi sai về niên đại của bộ Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa ?

Và bạn có bao giờ tự hỏi, độc giả người Việt ta có nên dễ dãi trong việc cho phép các GS viết những bài phân tích như vậy không ? 

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian 

P.S:  Và đáng ngại hơn, là theo tác giả John Phan, là tuy bài viết này của GS Ngô Đức Thọ đã viết năm 2004, nhưng năm 2010 GS vẫn đem nó lên trên web blog của ông.  Như vậy chẳng lẽ nào từ năm 2004-2010, không một học giả Việt Nam nào lên tiếng về việc GS suy luận như vậy là sai sao ? 

Và mình thấy GS Ngô Đức Thọ trong bài viết năm 2012 tại đây >> http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/06/bo-sung-nghien-cuu-chu-huy-thoi-tran.html còn có ghi là "Sau đó, trong khi nghiên cứu niên đại của sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa tôi đã phát hiện được chữ viết kiêng huý tiểu tự (tên trước khi làm vua) của Hồ Hán Thương, Sau đó trong kjhi hoàn thành bản thảo công trình nghiên cứu văn bản học tôi chọn việc giải mã niên đậi CNNÂ để thuyết minh phương pháp vận dụng tị huý học vào việc nghiên cứu văn bản Hán Nôm, tôi đã đưa thêm cả phát hiện và khảo chứng về chữ Ly là tên huý của Hồ Quý Ly nữa.."

Nên không hiểu có đúng là GS không biết là ông sai không ? Hay là GS nghĩ rằng mình đúng nên khỏi giải thích thêm và tiếp tục phân tích luôn đến tên của ngài Hồ Quý Ly ?

Hay là các học giả Việt Nam đều biết, nhưng người ta đều im cả, như họ đều im cả khi biết thầy Đào Duy Anh dịch và viết sai hơi nhiều, và học giả Việt Nam, vì chén cơm của mình, sẵn sàng để tất cả người Việt chúng ta ngoài này bị "rác hóa" kiến thức một cách không thương tiếc, và không ai cảm thấy họ có trách nhiệm với chúng ta cả.

Và dĩ nhiên, nếu GS Ngô Đức Thọ có thể lên tiếng "lại" về tại sao GS nghĩ ông đúng khi phân tích về điều này, với đầy đủ dữ / sử liệu thì hay quá.  Đúng hay sai mình cũng muốn ai đó lên tiếng để một độc giả như mình biết mà tránh hay tìm hiểu thêm.

Vì nếu GS Ngô Đức Thọ mà sai về điều này, thì chắc việc GS nghiên cứu về tên ngài Hồ Quý Ly rất có thể có luôn nhiều vấn đề trong đó.  

Mà đáng ngại hơn, là nếu GS Ngô Đức Thọ phân tích hời hợt đến vậy, mà lại được cho đăng trong 1 Hội nghị Quốc tế Hán Nôm, thì nếu có sai, ở Việt Nam, có luật nào buộc GS phải đính chính sự sai của mình không nhỉ ?

Hay là điều này sẽ trở thành kiến thức căn bản của người Việt, để rồi dần dần nó sẽ trở thành một kiến thức Lê Văn Tám mới về văn hóa Việt Nam cho 100 triệu người Việt nước ta ?











Không có nhận xét nào