Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về vài điều trong cuốn chuyến du hành Việt Nam của ngài John White năm 1819 mà mình muốn được chia xẻ cùng bạn

Về vài điều trong cuốn chuyến du hành Việt Nam của ngài John White năm 1819 mà mình muốn được chia xẻ cùng bạn Không biết các bạn đã đ...

Về vài điều trong cuốn chuyến du hành Việt Nam của ngài John White năm 1819 mà mình muốn được chia xẻ cùng bạn

Không biết các bạn đã đọc cuốn chuyến du hành của ngài John White năm 1819 đến  chưa ? Nếu chưa, bạn tải bản tiếng Anh tại đây >> https://books.google.com/books/about/A_Voyage_to_Cochin_China.html?id=yEk-AAAAYAAJ.

Trong đây có rất nhiều điều hay mà mình muốn đại khái chia xẻ hoặc nêu lên thắc mắc với các bạn.  Những điều này là:

1. Tại sao khi  thuyền của ngài John White đến Cần Giờ năm 1819, bị đuổi không cho vô Sài Gòn mà bị bắt phải đi vòng lên theo dọc bờ biển ra kinh đô Huế xin giấy phép để vô Sài Gòn ?  Đây là đoạn ở trang 69 đến 71 trong sách.

Trong khi đó, thuyền của ngài John Crawfurd năm 1822 lại không cần làm điều này vì từ Cần Giờ, lại có lính chạy đi báo cho quan Tổng trấn Sài Gòn, rồi quan cho phép vô Sài Gòn ? 

Có phải vì năm 1819 khi đó vùng Thanh Nghệ có loạn lớn, ngài Lê Văn Duyệt phải thân chinh đi dẹp loạn, nên cả nước có lệnh nghiêm cấm này không ? Nếu có, thì bộ Đại Nam Thực Lục không hề ghi chép về sự nghiêm cấm này.

Theo trang 66, thì vị quan coi vùng Cần giờ được người Mỹ gọi là Heo có thể giúp họ nhưng do sự bất đồng giữa ngài John White và vị quan này nên thành ra vị quan này không cho thuyền ngài John White lên Sài Gòn ?  Nhưng có thật là một vị quan ngoài biển có quyền đến vậy khi quyền ngài Tổng trấn Gia Định hơi lớn không ?  Hay do lệnh giới nghiêm thời bấy giờ vì vụ loạn Thanh Nghệ ? 

2. Tại sao thuyền của ngài John White đi từ Vũng Tàu ra đến Cham Callao (chắc là cù lao Chàm) năm 1819, dọc bờ biển, thấy đủ các nơi ven biển như Nha Trang, Phú Yên, mà lại không có đoàn thuyền hải quân nào của nhà Nguyễn ra xem xét giấy tờ nhỉ ? Chắc lính biên phòng nhà Nguyễn thấy thuyền này đúng không ?  

3. Thuyền của ngài John White tới cảng Đà Nẵng (Turon) và gặp 3 vị quan triều Nguyễn lên thuyền bàn thảo tháng 6 dương lịch năm 1819  Sau khi bàn thảo qua viết tay vì không có người thông dịch, ngài John White biết vua Gia Long đang đi dẹp loạn ngoài Thanh Hóa vài tuần rồi, không biết khi nào về lại Huế. Ngài John White quyết định đi qua bên Manila, Philippine để kiếm người thông dịch viên tiếng Việt rồi quay lại để xin phép triều đình Huế giấy thông hành vào Sài Gòn.   Chỉ có vậy.  Nhưng không hiểu sao, trong bài viết của mình, thầy Nguyễn Thừa Hỷ lại cho rằng là "Tuy nhiên White đã bị từ chối" (trang 3 >> http://vjol.info.vn/index.php/hists/article/viewArticle/21428).  Như vậy chắc thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã dịch lộn hoặc đọc lộn câu văn chăng vì ngài John White chưa bao giờ bị từ chối cả ? Bạn xem bản tiếng Anh trang 78/79.  Lẫn bạn xem câu mình hỏi vua Gia Long đang ở đâu thời điểm này tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1960429574207995.

4. Trang 91, ghi lại vụ Hoàng tử Cảnh, là nếu có gì thì hoàng tử Cảnh cùng vài vị quan đi theo có thể tiếp tục ngôi chúa "The unforeseen events which had put an end to the expedition, did not, however, deter the bishop from his original design of re-establishing the law ful sovereign of Cochin China, if still living, or the young prince, if his father should be dead, on the throne of his ancestors. He had carried with him from France several officers, who were to have held appointments under the government.".  Như vậy, khi gởi hoàng tử Cảnh đi, là lúc chúa Nguyễn Ánh không biết mình nay sống mai chết, nên có thể ngoài việc gởi hoàng tử Cảnh làm con tin, ngài còn muốn hoàng tử Cảnh đi để có gì còn dòng máu mình nối ngôi chúa rồi tiếp tục sự nghiệp từ bên Pháp đúng không ?  Vậy xưa nay các sử gia nước ta cứ nhận định là chúa Nguyễn Ánh giao hoàng tử Cảnh làm con tin thì đã đúng hết sự thật chưa ?  Hay chỉ là một nửa sự thật half truth ? 

5. Trang 93 viết đầy về những việc ngài Bá Đa Lộc làm giúp cho chúa Nguyễn Ánh lập một chính quyền hùng mạnh và vững vàng.  Rất khác với bộ Đại Nam Thực Lục hay các sử gia sau này hình như giảm đi hay viết rất ít về những điều ngài giúp sau năm 1790 cho chúa Nguyễn Ánh.  Đọc đoạn này, mình nghĩ rất có thể nếu ngài Bá Đa Lộc còn sống, triều Nguyễn đã lái theo hướng khác.

6. Trang 232, ngài John White cho ta biết năm 1819, dân số ở Sài Gòn là 180 ngàn người, trong đó có 10 ngàn người Tàu.  Như vậy tổng số người Tàu năm 1819 độ 5% dân số Sài Gòn.

7. Trang 233, ngài John White cho ta biết năm 1819, người Công Giáo độ khoảng 16 ngàn người ở khu vực Don-nai, nên chắc là chỉ chung cho vùng Gia Định.  Nhưng tại sao trong các bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí của ngài Lê Quang Định lẫn bộ Gia Định Thành Thông Chí hoàn toàn không ghi gì về các nhà thờ thiên chúa, hoặc các xóm đạo ở Sài Gòn ? Sự không viết về xóm đạo, nhà thờ này trong 2 quyển địa dư lớn và nổi tiếng nhất của triều Nguyễn là cả một vấn đề, đúng không bạn ? 

8. Trang 236, ngài John White cho ta biết là khi xưa thành phố Sài Gòn là nằm ở vùng phía Tây của thành phố Sài gòn năm 1819 (có nghĩa là khu Chợ Lớn ngày nay).  Nhưng quan trọng hơn, ngài John White cho ta biết là thời xưa, dân ở phía Tây (tức khu Chợ Lớn), còn phía Đông (tức khu Sài Gòn ngày nay) là nơi thành Gia Định và xưởng đóng tàu cùng các nhà của binh sĩ ở.  Sau chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn, thì người dân mới bắt đầu đổ xô về sống bên miền Đông, tức là khu Sài Gòn ngày nay.

9. Trang 237, ngài John White cho ta biết là có một con kênh vừa được đào ở khu Chợ Lớn (chắc là việc đào kênh An Thông).  Theo Đại Nam Thực Lục tập 1 "Đào kênh Thông ở Phiên An đến sông Mã Trường, [sông Ruột ngựa]. Sai Phó tổng trấn Gia Định là Hoàng Công Lý lấy dân Phiên An hơn 10.000 người, cấp cho tiền gạo mà sai làm việc. Khi công việc xong, cho tên là sông An Thông. (Sông ở phía tây nam trấn, trước có sông từ kênh Thông, qua Sài Gòn đến Lao Giang, xa xôi, nhỏ hẹp, quanh co, nông cạn. Đến nay đổi đường cũ, đào kênh mới, từ kênh Thông thẳng đến sông Mã Trường, dài hơn 9 dặm, ngang 7 trượng 5 thước, sâu 9 thước). Đường sông đã thông, thuyền bè đi lại ngày đêm nối nhau, bèn thành chỗ bến sông đô hội, người ta đều khen là tiện lợi."

Nhưng theo ngài John White thì "This canal is twelve feet deep throughout ; about eighty feet wide, and was cut through immense forests and morasses, in the short space of six weeks. Twenty-six thousand, men were employed, night and day, by turns, in this stupendous undertaking, and seven thousand lives sacrificed by fatigue, and consequent disease".  Như vậy, thay vì con số dân công là 1 vạn người như Đại Nam Thực Lục đưa ra, ngài John White cho ta biết con số dân công là 2 vạn 6 ngàn người, và trong đó có 7 ngàn người bị chết.  Như vậy tỷ lệ tử vong là khoảng hơn 20% (7 ngàn người chết trong tổng số dân công 26 ngàn người).  Hình như tỷ lệ tử vong để đào con kênh An Thông này hơi cao, đúng không bạn ?  Và con kênh này được đào ngày và đêm trong vòng 6 tuần là xong theo ngài John White.  Còn Đại Nam Thực Lục không hề cho ta biết con kênh này đào bao lâu xong và con số tử vong là bao nhiêu.

10. Trang 257, ngài John White cho ta biết tổng số lượng đường (sugar) năm 1819 sản xuất trong nước, trừ phần để trong nước dùng, khoảng 2 ngàn piculs, được 2 tàu Mỹ trong đó có 1 tàu là của ngài John White chở đi hết.  Như vậy lượng đường xuất khẩu cả nước năm 1819 mà chở đi hết chỉ bằng 2 con tàu thì hơi QUÁ ít đúng không bạn ?  Đoạn này ngài John White viết "The commerce of Cochin China is now nothing, when compared with its means and former activity."

Và chính vì sự nhận định về nền kinh tế kiệt quệ này của nước ta của ngài John White, mà các nước Tây phương từ đấy ít giao thương với nước ta, hoặc rất có thể cả Châu Á cũng ít giao thương với nước ta thời bấy giờ ? 

Nhưng vua Gia Long vẫn xây kinh thành Huế, rồi đem quân đi dẹp đủ thứ loạn lạc.  Vậy là sao nhỉ ? Chả hiểu ai là quân sư kinh tế thời bấy giờ cho vua Gia Long nhỉ ? 

Rất có thể là sau khi ngài Bá Đa Lộc mất vào năm 1799, vua Gia Long không còn một vị quân sư nào giúp ngài tăng trưởng kinh tế  theo đầu óc người phương Tây chăng ?  Nên do đó tới năm 1819, cảnh đất nước đã đìu hiu khi ngài John White thăm viếng.  Mà nếu bạn đọc trang 79, chính các vị quan triều Nguyễn khi gặp ngài John White đã nói cho ngài là đất nước bị suy quệ, tức đoạn "They also informed us, that during the civil wars the country had been devastated, and was now slowly emerging from a state of poverty, in which it had been plunged by the excesses of the hostile troops.".  Như vậy, là thời 1819, nền kinh tế chẳng những không phát triển về ngoại thương, mà còn bị ảnh hưởng bởi phí tổn cho các cuộc binh vận dẹp loạn triền miên.  Nhưng xưa nay mình chưa bao giờ đọc sử gia nào viết là kinh tế thời vua Gia Long kiệt quệ, mà một trong những nguyên nhân là do nạn giặc giã truyền đình phải sai quân đi đánh cả, đúng không bạn ?  Sử gia chế độ đương thời thì chỉ toàn viết chung chung cả, luôn cả các vị thầy như Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang viết về sự phát triển đô thị thời Nguyễn nữa, không biết đúng không ? 

Và khi ta đọc Đại Nam Thực Lục, thì những năm 1810-1820, có vẻ vua Gia Long đang lo đủ chuyện, nhưng nền kinh tế chưa hề có vấn đề gì đáng ngại cả.

Ngược lại ngài John White cho ta biết là kinh tế nước ta thời bấy giờ đã quá yếu kém và do đó người Tây không cần phải đến giao thương.

Mà việc này (tức kinh tế suy yếu thời vua Gia Long) mình chưa thấy có sử gia nào phân tích cặn kẽ cả.

Còn tiếp vài điều nữa, để mình đọc rồi lại nêu lên.

Ở đây, khi mình đọc quyển này, mình học được nhiều điều về nước Việt Nam thời những năm 1819, mà Đại Nam Thực Lục hay các sử gia không hề hoặc chưa bao giờ cho ta biết rõ.

Ví dụ vụ vua Gia Long đang ở đâu vào tháng 4 nhuận năm Kỷ Mão 1819, vài tháng trước khi vua tự nhiên bị bệnh rồi mất ? 

Ví dụ vụ đào kênh An Thông chết tới 7 ngàn người mà chắc xưa nay sử gia Việt chưa ai biết hoặc nêu lên.

Ví dụ vụ kinh tế thời vua Gia Long kệnh quệ chứ không hồng như ta nghĩ.

Và bao nhiêu điều khác nữa.

Nên quyển này rất có thể có giá trị cao khi ta muốn tìm hiểu về thời vua Gia Long.

Mà ở Việt Nam đã có quyển dịch A Voyage of Cochin China của ngài John White chưa vậy bạn ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian
Brian Wu , Về vài điều trong cuốn chuyến du hành Việt Nam của ngài John White năm 1819 mà mình muốn được chia xẻ cùng bạn
Brian Wu , Về vài điều trong cuốn chuyến du hành Việt Nam của ngài John White năm 1819 mà mình muốn được chia xẻ cùng bạn

Không có nhận xét nào