Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Vì sao một ông lớn như Viettel lại dính chuyện "kinh doanh hàng nhập lậu"?

Vì sao một ông lớn như Viettel lại dính chuyện "kinh doanh hàng nhập lậu"? Kinh tế Trần Phương 06: 00 09/03/18 Thả...

Vì sao một ông lớn như Viettel lại dính chuyện "kinh doanh hàng nhập lậu"?

Kinh tế

Trần Phương

Thảo luận (0)
(GDVN) - Mặc dù khẳng định “không nhập lậu” nhưng Viettel telecom vẫn nộp phạt 90 triệu đồng và lô hàng này ấy thực sự có giá trị bao nhiêu cũng chưa được làm rõ.

Chống tham nhũng lãng phí, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân (*) Xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước Kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong phòng, chống buôn lậu
Cái kim trong bọc?

Những năm qua, Viettel đã gây dựng nên một thương hiệu mang niềm tự hào của người Việt. Thế nhưng, đầu tháng 3/2018, nhiều người đã bất ngờ khi Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - một doanh nghiệp lớn trực thuộc Tập đoàn Viettel bị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phạt vì hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lậu”.

Gần như ngay lập tức, hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lậu” của Viettel khiến cho nhiều người nhớ tới vụ việc Khải silk lợi dụng sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng để bán hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt.

Điều đáng nói, trước khi những gian dối của Khải silk bị phát hiện, thương hiệu này cũng đã từng là niềm tự hào của người Việt. Những sản phẩm lụa của Khải silk đã từng được người Việt tự hào vì cứ ngỡ rằng những sản phẩm đó do người Việt sản xuất.

Trước khi bị phạt vì hành vi “kinh doanh hàng hóa nhập lậu”, nhiều người tiêu dùng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm của Viettel. Có lẽ vì sự tin tưởng và yêu mến một thương hiệu lớn như vậy nên nhiều người bất ngờ và "sốc" khi biết tin Viettel telecom vi phạm quy định pháp luật.

Cụ thể vụ việc, đầu tháng 3/2018, theo thông tin báo chí đã đưa, tháng 8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định 415/QĐ-UBND xử phạt Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Theo đó, Viettel Telecom bị xử phạt 90 triệu đồng và bị tịch thu số hàng gồm 83.000 chiếc đầu nối Fast Connecter, 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216, 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát Wifi TP Link - W8151N.

Khoảng 1h30 ngày 7/6/2017, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra xe ô tô 29KT-007.05 do Nguyễn Danh Cường, SN 1985 (trú tại Ba Vì, Hà Nội) điều khiển lưu thông theo hướng Hà Nội – Thanh Hóa.

Tổ công tác phát hiện trên xe có chở lô hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài gồm:  83.000 chiếc đầu nối Fast Connecter; 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216; 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát Wifi TP Link- W8151N; tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ lô hàng trên đều không có phiếu xuất kho và các hóa đơn chứng từ kèm theo. Lái xe Cường khai nhận toàn bộ số hàng trên là chở cho Tổng Công ty Viễn thông Viettel từ Hà Nội vào các tỉnh miền Trung để giao hàng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình yêu cầu Viettel Telecom phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đây là thông tin gây sốc với dư luận bởi Viettel là tập đoàn kinh tế thuộc tốp đầu ở Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.

Khi sự việc xảy ra, đại diện của tập đoàn đã nói rằng rằng “chúng tôi không nhập lậu”.

Cụ thể hơn về nội dung Quyết định số 415/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính với lô hàng, Tổng Công ty Viễn thông Viettel khẳng định: "Viettel Telecom không nhập lậu và chúng tôi đã cung cấp đầy đủ giấy tờ của lô hàng cho cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình vẫn quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì tại thời điểm kiểm tra, đơn vị vận chuyển đã chưa cung cấp Lệnh xuất kho và vận chuyển nội bộ theo quy định".

Cách giải thích này làm cho nhiều người nghi ngại, bởi chẳng lẽ một đơn vị trực thuộc tập đoàn lớn như Viettel lại thiếu chuyên nghiệp đến mức không có đủ giấy tờ xuất kho theo yêu cầu của cơ quan chức năng?

Điện thoại dành cho người già, một trong những sản phẩm của Viettel bị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tịch thu (Ảnh sản phẩm bày bán trên thị trường).
Tại một diễn biến khác, trao đổi với báo chí, ông Vũ Công Hoan - Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cho biết: “Trong vụ việc này, bên phía Viettel đã tiến hành nộp phạt 90 triệu được gần 6 tháng”.

Về biện pháp xử lý số hàng hoá nhập lậu, vị này cho biết: “Với số hàng tịch thu được, chúng tôi sẽ mang ra đấu giá công khai và sung vào công quỹ”.

Thật lạ là sự việc xảy ra từ năm 2017 nhưng đến tháng 3/2018 thì dư luận mới biết.

Còn nhiều nghi ngờ

Chính phủ vẫn đang rất nỗ lực trong công tác điều hành với định hướng kiến tạo, liêm chính và hành động, trong đó công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương; kiên quyết không cho phép có “vùng cấm”.

Vậy thì câu chuyện một thương hiệu lớn như Viettel telecom bị phạt vi phạm hành chính vì “kinh doanh hàng hóa nhập lậu” đang nói lên điều gì?

Mặc dù đã có giải thích, tuy nhiên những diến biến của vụ việc đang đặt ra nhiều nghi vấn đối với dư luận.

Trong đó cần phải lưu ý rằng sự việc đã diễn ra từ tháng 6/2017, đến tháng 8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 415/QĐ-UBND phạt Viettel và theo quyết định, phía Viettel có 10 ngày  để thực hiện.

Tuy nhiên, sau thời gian giải quyết không được, tháng 12/2017, phía Viettel mới nộp phạt.

Bên cạnh đó, nhiều nghi vấn được đặt ra khi số lượng hàng hóa lên đến 8.330 sản phẩm nhưng việc định giá vẫn còn chung chung trên 100 triệu đồng.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi, giá trị thực của lô hàng đó là bao nhiêu, hành vi “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu” mà Viettel bị phạt có đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Xử lý nghiêm các vi phạm của KhaiSilk

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, luật sư Nguyễn Minh Long (đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) -Giám đốc Công ty luật Dragon cho rằng: “Việc Viettel Telecom có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 hay không còn phụ thuộc vào giá trị hàng hóa nhập vào phải từ 200.000.000 đồng trở lên.

Trong trường hợp giá trị hàng hóa từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì Viettel Telecom chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu Viettel Telecom đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 hoặc tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành vi của Viettel Telecom xảy ra năm 2017, nếu đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự thì Viettel Telecom sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188 Bộ luật hình sự 2015.

Nếu hành vi của Viettel Telecom không đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự thì Viettel Telecom chỉ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP".

Quyết định xử phạt của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (Ảnh: LC)
Việc định giá một lô hàng lớn như vậy có được thực hiện đúng quy trình và có đúng giá trị hay không là điều dư luận cần được biết.

Không thể phủ nhận uy tín và thương hiệu của Viettel tuy nhiên với việc bị phạt về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Viettel đang làm cho dư luận đặt nhiều câu hỏi về sự minh bạch.

Từ lâu, dư luận vẫn “râm ran” về những đặc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước, nhất là các ông lớn. Ở đâu đó vẫn có sự mập mờ.

Thương hiệu là niềm tự hào của người Việt, tuy nhiên nó có thể trở thành sự dối trá ghê gớm nếu thương hiệu đó làm ăn thiếu minh bạch và có đặc quyền đặc lợi.

Trần Phương
Vì sao một ông lớn như Viettel lại dính chuyện "kinh doanh hàng nhập lậu"?
Viettel lại dính chuyện "kinh doanh hàng nhập lậu"?

Không có nhận xét nào