Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VN MỞ CỬA NHƯNG KHÔNG THỂ NẮM BẮT CƠ HỘI

MỞ CỬA NHƯNG KHÔNG THỂ NẮM BẮT CƠ HỘI Bế quan tỏa cảng là đóng cửa thị trường trong nước vì sự thù địch chính trị với các nước phát triển. M...

MỞ CỬA NHƯNG KHÔNG THỂ NẮM BẮT CƠ HỘI

Bế quan tỏa cảng là đóng cửa thị trường trong nước vì sự thù địch chính trị với các nước phát triển. Mà đã nói làm kinh tế trong một xã hội thì phải có đầu vào gồm nguyên liệu và trang thiết bị nhân công - là khoản chi, đầu ra là sản phẩm - là khoản thu. Lợi nhuận là hiệu số giữa thu và chi. Quy mô doanh nghiệp lớn, quy mô lợi nhuận lớn, làm ra của cải cho xã hội nhiều. Quy mô nhỏ, quy mô lợi nhuận nhỏ, làm ra của cải cho xã hội ít. Của cải phát sinh của tất cả các doanh nghiệp trong nước tạo ra sự tăng trưởng.

Nếu quy mô đầu vào nhỏ - nghĩa là thiếu nguyên liệu, thiếu máy móc, và nhân công kém chất lượng thì đầu ra quy mô cũng nhỏ. Kéo theo lợi nhuận doanh nghiệp cũng nhỏ. Ví dụ, tôi không thể tìm mua máy móc tốt từ nước ngoài nên làm hoàn toàn thủ công thì lợi nhuận là 20 triệu/tháng. Nếu nhập máy móc, tôi sản xuất hàng loạt, thì kiếm lợi nhuận 1 tỷ/tháng. Như vậy, máy móc, nguyên liệu, nhân công chất lượng quyết định quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp nhiều hay ít. Hãy tưởng tượng nếu bế quan tỏa cảng thì Trường Hải không thể lớn mạnh như hôm nay, vì họ không thể tự động hóa nên quy mô mãi mãi nhỏ hẹp. Những doanh nghiệp trong nước lẹt đẹt không lớn thì kinh tế kém phát triển.

Quốc gia nào đóng cửa thì tất đưa đất nước đến với đói nghèo. Nhưng nếu mở cửa thì cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ phát triển kịp với những nước khác. Vì sao? Khi mở cửa, dòng vốn từ nước ngoài rót vào, ngoại tệ vào GDP tăng lên. Kèm theo dòng vốn từ ngoài rót vào thì công nghệ cũng chảy vào. Khi chim bay vào nhà anh thì anh có cách nào để bắt nó, hay để nó ị cho vài bãi tỏ bay đi? Nó tùy vào khả năng của anh. Tương tự vậy, khi mở cửa, ngoại tệ vào, công nghệ vào khoa học quản lý cũng du nhập vào. Bằng cách nào anh bắt lấy nó, bằng không nó sẽ hút hết tinh túy của anh, và để lại phế phẩm mà anh phải dọn.

Nếu muốn chuyển hóa vốn từ nguồn vốn nước ngoài rót vào thì chính doanh nghiệp trong nước phải lớn mạnh để chuyển đổi. Như Huyndai ban đầu cũng nhờ liên doanh với Misubishi để sản xuất các mẫu của hãng xe Nhật, nhưng nay Hyundai còn vượt lên trên hãng xe Nhật. Đó là vì Huyndai đã biết tích lũy  kinh  nghiệm, phát  triển công  ty  nên mua  lại từ nguồn vốn  đến  công  nghệ. Từ đó vốn, công  nghệ  của nước ngoài đã chuyển dần vào tay  doanh nghiệp Hàn Quốc. Tương tương tự vậy Trường Hải của Việt Nam cũng đang lắp ráp những sản phẩm của các hãng nước ngoài. Liệu Trường  Hải có được như  Huyndai  hay  không  thì  đó không phải là  bài toán của riêng Trường Hải  mà còn là bài toán về chính sách của chính phủ.

Chính sách là nền tảng phát triển. Kẻ biết làm ăn lâu dài họ ươm mầm cây dừa, nuôi cây lớn thu hoạch quả. Còn kẻ chỉ biết ăn mà không biết làm thì ươm mầm cây dừa lấy mầm ăn cho ngon miệng để rồi sau này không có trái mà ăn. Rõ ràng sự tham nhũng, vòi vĩnh tiền, nạn hạch sách các doanh nghiệp để kiếm tiền đã làm doanh nghiệp hoặc chết yểu, hoặc có sống cũng chỉ lây lất mãi không lớn mạnh. Đây là trường hợp ngắt mầm non ăn cho đã miệng, để rồi doanh nghiệp không lớn, mà doanh nghiệp không lớn thì thu thuế ít, thu thuế ít thì tăng thuế, mà tăng thuế thì doanh nghiệp chết. Vòng luẩn quẩn đó đưa đất nước cứ chạy lòng vòng không có đường bức phá. Trong khi đó, Hàn Quốc với chính quyền sạch, pháp luật chặt chẽ đã nuôi lớn doanh nghiệp để họ đóng thuế nhiều cho đất nước. Đấy là sự khác biệt, tất cả cũng bởi thể chế chính trị mà ra cả. 

Từ ngày mở cửa, Việt Nam có khá hơn  thời  sắp chết đói 1986. Nhưng hãy nhìn  kỹ lại xem? Việt Nam hiện nay đang dùng tiền vay phát triển để gây thêm nợ là chính. Nếu nói Hàn Quốc vay IMF 57 tỷ đô để giải quyết bài toán khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1997, sau đó 3 năm, họ đã trả đủ cả vốn lẫn lãi. Nhưng Việt Nam ngược lại hoàn toàn, chỉ vay để tích lũy nợ công. Tốc độ tăng trưởng nợ công Việt Nam gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Những món nợ ngày một phình to đó như quả bom, khi bùng nổ khủng hoảng, dân Việt sẽ trả sạch sành sanh để sống cuộc sống như Venezuela hiện nay mà thôi. Đấy là những gì mà chính quyền này "đón lấy cơ hội" khi mở cửa.

Không có nhận xét nào